Cùng với Kim Ngưu, các dòng sông khác là Tô Lịch, Lừ, Sét, Nhuệ ở Hà Nội cũng đang phải ngày đêm gồng mình hứng nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý. >> Bài 1: "Trâu Vàng" ngắc ngoải Bịt mũi qua sông Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, tổng lượng nước thải của khu vực nội thành hiện nay đạt khoảng 500.000 m3/ngày đêm, trong đó có khoảng 100.000m3 nước thải của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, bệnh viện... tất cả lượng nước thải này đổ thẳng ra sân. Theo đánh giá chung, các dòng sông này đều đang bị ô nhiễm nặng, vì "chở nặng" các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật, dầu mỡ... Sông nào cũng có làn nước đen, mùi hôi thối, nhất là vào mùa khô. Bên cạnh đó, do không có nguồn nước bổ sung, độ dốc nhỏ khiến tốc độ chảy chậm, nên các dòng sông không có khả năng tự làm sạch, độc tố tích tụ lâu ngày, dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt và cả nguồn nước ngầm.
Trong số hàng trăm cơ sở của thành phố từ sản xuất công nghiệp, dịch vụ, đến bệnh viện... gây ô nhiễm môi trường trực tiếp mới chỉ có khoảng 70 cơ sở có trạm xử lý nước thải. Và con số ít ỏi đó, rất ít trạm đạt tiêu chuẩn. Tốc độ đô thị hoá nhanh nhưng quy hoạch xây dựng thiếu đồng bộ, cộng với sự thiếu ý thức của người dân sống gần các con sông đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề. Những người dân sống cạnh sông Tô Lịch phản ánh, con sông là nơi tiếp nhận đủ loại nước thải, ô nhiễm nặng nhất là đoạn chạy dọc đường Láng xuống đến Ngã Tư Sở. Ngoài việc phải hứng chịu một khối lượng lớn nước thải của nhiều nhà máy, xí nghiệp, chợ... đổ ra, dòng sông còn tiếp nhận gần chục nhánh kênh rạch nhỏ từ các phường trong nội thành, cộng với nước thải sinh hoạt từ các đường cống đổ thẳng vào. Sông Sét, đoạn chảy qua 2 phường Bách Khoa, Trương Định (quận Hai Bà Trưng) cũng đang ngày đêm chịu chung cảnh ''hấp hối" như sông Tô Lịch. Do chảy qua nhiều khu trường Đại học, chợ, khu tập thể... nên dòng sông phải hứng lượng rác thải khổng lồ. Hai bên bờ sông đã được bồi lấp bằng lượng rác thải xả trực tiếp từ bao năm nay, khiến dòng sông chỉ còn hẹp như một con rạch nhỏ. Ở bên dòng sông Nhuệ, bà Lê Thị Hà, ở thị trấn Cầu Diễn (huyện Từ Liêm) gắn bó cả cuộc đời bên dòng sông chua xót: "Chưa bao giờ nước sông Nhuệ đáng sợ như bây giờ, toàn bốc lên mùi tanh nồng. Các cơ quan chức năng và lãnh đạo các cơ sở sản xuất hoá chất, công nghiệp tại thị trấn đã cam kết hết lần này đến lần khác về việc hạn chế nguồn thải thẳng ra sông, song cuối cùng đâu lại vào đấy. Người nào qua lại khu vực này mà không đeo khẩu trang, không lấy tay bịt mũi mới là lạ". Bao giờ trở lại... ngày xưa Trong khi tốc độ ô nhiễm tại các dòng sông gia tăng nghiêm trọng thì tốc độ di dời, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm cho các dòng sông ở Hà Nội lại chậm như rùa. Mà càng chậm thì càng tốn thêm nhiều chi phí bởi sự tích tụ ô nhiễm dẫn đến tác hại tăng theo cấp số nhân. UBND TP Hà Nội đã giao cho các cơ quan chuyên ngành môi trường, đô thị, giao thông công chính lập các đề án tổng thể để chủ động khắc phục tình trạng ô nhiễm của các con sông. Tuy nhiên, cũng phải đến năm 2015, thành phố mới có thể di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất không phù hợp quy hoạch, gây ô nhiễm ra khỏi nội đô bởi muôn vàn lý do như thiếu đất, kinh phí... Trao đổi về vấn đề làm sạch các dòng sông ở Hà Nội, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường (Bộ tài nguyên và Môi trường) Bùi Cách Tuyến cho biết: "Việc xử lý ô nhiễm ở các lưu vực sông không thể ngày một ngày hai mà theo từng giao đoạn khác nhau. Chúng ta lựa chọn vấn đề theo mức độ quan trọng, cái nào cấp bách cần được ưu tiên giải quyết trước. Những vấn đề ít cấp bách hơn có thể đưa vào danh mục để xử lý dần dần. Rất khó để khẳng định sẽ giảm được bao nhiêu phần trăm ô nhiễm trong mỗi giai đoạn. Do đó, việc ước lượng rằng trong thời gian bao lâu có được kết quả tối ưu là rất khó". Bao giờ Tô Lịch, Kim Ngưu... trở lại ngày xưa, là những con sông làm đẹp cho thành phố? Câu trả lời còn bỏ ngỏ. Theo Tiến Hiếu - Hồng Hạnh |
▪ Rượu gây chết người nhiễm methanol gấp 400 lần cho phép (13/10/2008)
▪ Đánh con bật máu vì truyện tranh 'Sex' (13/10/2008)
▪ Một tuyến đường, 4 ngày 3 tai nạn xe tải kinh hoàng (13/10/2008)
▪ Lũ lớn làm một người chết, thiệt hại hàng chục tỷ đồng (13/10/2008)
▪ Xe buýt mất phanh, hơn 20 sinh viên thoát nạn (13/10/2008)
▪ Sớm có kế hoạch cụ thể thực hiện tốt các chương trình hành động của Thành uỷ, nhiệm vụ phát triển KT-XH của Thành phố (13/10/2008)
▪ Khủng hoảng tín dụng Mỹ không "chạm" đến GDP của VN (11/10/2008)
▪ TP.HCM: Cấp phép lại, “lô cốt” mọc... nhiều hơn! (11/10/2008)
▪ Mưa lớn, kẹt xe kéo dài 10km tại Cần Thơ (11/10/2008)
▪ Phát hiện rượu nhiễm methanol gấp 70-82 lần cho phép (11/10/2008)