Dự án do cCính phủ Australia tài trợ dài hạn, triển khai tại nhiều địa phương trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Dự án sẽ thử nghiệm và phát triển các cách tiếp cận, xây dựng bằng chứng và chia sẻ kiến thức phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ ở cấp khu vực nhằm thay đổi những định kiến, quan niệm xã hội có hại đang ủng hộ bạo lực và đổ lỗi cho người bị bạo lực; tăng cường năng lực và giải trình của các tổ chức quốc gia và khu vực để thực hiện các chính sách xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn internet |
Để công tác phòng ngừa bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái hiệu quả cần phải giải quyết các tập tục/thông lệ, niềm tin, thái độ và hành vi dung túng và duy trì những hành vi bạo lực đó, đồng thời tiếp cận rộng khắp các cộng đồng để đưa mọi người tham gia vào giải quyết các vấn đề này.
Theo số liệu của UN Women, trên toàn cầu, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị bạo lực trong cuộc sống. Ở Việt Nam, các nghiên cứu chất lượng cao đã cho thấy cứ 1 trong 3 phụ nữ lại bị bạo lực do chính đối tác/bạn tình của họ gây ra. Ở khu vực Đông Nam Á, có khoảng 55% tổng số vụ án mạng mà phụ nữ là nạn nhân là do các bạn tình hoặc bạn tình trước đây của họ gây ra.
Bạo lực với phụ nữ diễn ra phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ, mà còn đến trẻ em, gia đình, cộng đồng và xã hội. Bạo lực có thể làm giảm sức khoẻ thể chất và tinh thần của phụ nữ, tình hình tài chính và ngăn cản các cơ hội, tự do thực hiện được tiềm năng của người phụ nữ.
Tuy nhiên, các rào cản khiến các biện pháp phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ kém hiệu quả bao gồm ít dữ liệu, cung cấp dịch vụ không đồng đều, các định kiến phân biệt xã hội và văn hoá còn tồn tại ở nhiều cộng đồng...
Vì vậy, việc UN Women khởi động dự án Tăng cường các giải pháp nhằm xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại châu Á-Thái Bình Dương giai đoạn 2017-2020, là một trong những nỗ lực hướng tới sự thay đổi tích cực, mang lại lợi ích trực tiếp cho phụ nữ và trẻ em gái.
Tại Việt Nam, UN Women chọn Đà Nẵng để triển khai hợp phần “Huy động cộng đồng trong phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”. Đối tượng tham gia là các sở ngành, đoàn thể, chính quyền xã, phường (huyện Hoà Vang và quận Hải Châu), tổ chức xã hội, cộng đồng người dân và đặc biệt là nam giới, thanh niên được huy động vào dự án để từng bước thay đổi chuẩn mực, thái độ, hành vi nhằm phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
▪ Công an Cao Bằng bắt vụ mua bán 86 bánh heroin (06/09/2017)
▪ Đáp ứng các điều kiện khám, chữa bệnh HIV/AIDS qua BHYT (01/09/2017)
▪ Chặn đứng đường dây nhập khẩu búp bê tình dục trẻ em (01/09/2017)
▪ Đề xuất đóng BHYT từ ngân sách nhà nước cho người nhiễm HIV? (30/08/2017)
▪ Hoa Kỳ đánh giá cao thành quả của Việt Nam trong phòng chống HIV/AIDS (28/08/2017)
▪ Những đêm trắng 'săn sói' của cảnh sát ma túy (24/08/2017)
▪ 113 - Con số tin cậy của người dân (21/08/2017)
▪ Những cựu chiến binh hết mình giúp đỡ người sau cai nghiện (18/08/2017)
▪ Dịch HIV ở Việt Nam đang ngày càng trở nên khó kiểm soát (04/08/2017)
▪ Vĩnh Long: Người nhiễm HIV/AIDS khó khăn trong chi trả điều trị (28/07/2017)