![]() |
Nhảy flashmob tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên. Ảnh: Thùy Chi |
Dự án Hỗ trợ năng lực thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam do Bộ Nội vụ thực hiện dưới sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA), có tổng vốn trên 1,1 triệu USD, triển khai từ tháng 5/2012. Dự án đóng góp vào thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020 thông qua việc phối hợp liên ngành và vận động thực hiện chính sách dựa trên bằng chứng và sự tham gia của thanh niên để giải quyết những nhu cầu chưa được đáp ứng của thanh niên về thông tin và chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng chống HIV và bạo lực trên cơ sở giới.
Đến nay, dự án đã hoàn thành 3 mục tiêu do Thủ tướng phê duyệt. Cụ thể, nâng cao năng lực quản lý nhà nước của các bộ, ngành và địa phương trong công tác phối hợp liên ngành các vấn đề liên quan đến thanh niên để bảo đảm các nhu cầu của thanh niên, kể cả nhu cầu về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng chống HIV và bạo hành trên cơ sở giới; các chính sách, pháp luật đối với thanh niên đã từng bước được hoàn thiện.
Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhìn nhận, năng lực của các đại biểu Quốc hội về phát triển thanh niên toàn diện đã được tăng cường thông qua các hoạt động vận động chính sách, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế. Việc thực hiện các chính sách và các Luật về thanh niên đã được các đại biểu Quốc hội theo dõi và giám sát nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và các khung pháp lý.
Nhiều báo cáo về tình hình, nhu cầu về sự tham gia của thanh niên, những đề xuất, khuyến nghị với các nhà làm chính sách và đối tác thực hiện đã được xây dựng; các đối thoại chính sách giữa nhà làm chính sách và thanh niên đã được thực hiện, nhằm nâng cao sự tham gia của thanh niên trong quá trình xây dựng, thực hiện chính sách và pháp luật.
Đánh giá cao nỗ lực thực hiện thành công dự án trong 4 năm qua, song, bà Astrid Bant cho rằng, thử thách có liên quan đến thanh niên vẫn còn ở phía trước, như 1/3 số thanh, thiếu niên Việt Nam còn khó khăn khi tiếp cận với các dịch vụ và thông tin về sức khỏe sinh sản, các dịch vụ này thường không phù hợp với các nhu cầu của thanh niên. Thanh niên vẫn còn khó khăn trong quá trình học tập, tìm được việc làm phù hợp, được hỗ trợ lập nghiệp sau khi ra trường.
Theo bà Astrid Bant, trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, chương trình mới của UNFPA tại Việt Nam giai đoạn 2017-2021 được xây dựng sẽ tập trung về vận động chính sách, đối thoại chính sách, hỗ trợ đưa các vấn đề của những nhóm dễ bị tổn thương vào quá trình xây dựng, thực hiện và giám sát chính sách. Những lĩnh vực được ưu tiên giai đoạn tới là phát triển thanh niên toàn diện, giải quyết bất bình đẳng trong tiếp cận sinh sản và sức khỏe tình dục, giải quyết bạo lực trên cơ sở giới, giải quyết bất cân bằng giới tính khi sinh, giải quyết nạn tảo hôn, vận động cho Luật dân số và các chính sách có liên quan tới y tế một cách toàn diện, điều tra dân số, hệ thống đăng ký dân cư, nội địa hóa chỉ số phát triển bền vững và vấn đề già hóa dân số.
▪ Mở rộng vòng tay với trẻ nhiễm HIV/AIDS (05/12/2016)
▪ Cùng hát vì Thành phố An toàn (05/12/2016)
▪ Đau lòng trẻ bị lạm dụng tình dục trong chính gia đình (05/12/2016)
▪ Những mô hình điểm ở huyện miền núi 'sạch về ma túy' (05/12/2016)
▪ Vì giữ hình ảnh, nhiều phụ nữ không nhận mình bị bạo lực (30/11/2016)
▪ Học viên cai nghiện chuyển giới được bố trí phòng riêng (25/11/2016)
▪ Kinh nghiệm quản lý cai nghiện nhìn từ Bình Dương (22/11/2016)
▪ Nỗi buồn của 'trai bao' đi kiếm tiền trang trải học phí (19/11/2016)
▪ Cà Mau: Mỗi tháng phát hiện có gần 15 người bị nhiễm HIV (14/11/2016)
▪ 'Cần giáo dục học sinh tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình' (02/11/2016)