Nên điều chỉnh khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân
Để chuẩn bị cho việc áp dụng Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Bộ Tài chính cơ bản đã cấp xong 1,2 triệu mã số thuế với các hộ kinh doanh, cấp thêm khoảng 400.000 mã số thuế, nâng tổng số đơn vị chi trả thu nhập, cá nhân kinh doanh, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công đã được cấp mã số thuế lên đến khoảng 4 triệu người.
Bắt đầu từ 1/1, các cá nhân có mức thu nhập khởi điểm 4 triệu đồng/tháng chính thức phải nộp thuế. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Nam (Viện Nghiên cứu thương mại TƯ) nhận định: “Ngay việc đưa ra một mức cố định khởi điểm nộp thuế là 4 triệu đồng đã là một sai lầm, vì nền kinh tế, đồng tiền không phải là thứ cố định mà luôn biến động từng ngày, thậm chí từng giờ. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang suy giảm, khủng hoảng tài chính như hiện nay”. Ông Nam cho rằng, lẽ ra chỉ nên quy định mức trung bình, chứ không nên ấn định một mức tiền cố định. Khởi điểm nộp thuế chỉ nên áp dụng trong một thời gian nhất định, có thể một năm hoặc hai năm, điều chỉnh một lần để phù hợp với biến động của nền kinh tế.
|
Một số thay đổi về thuế suất và các đối tượng chịu thuế để kích thích sản xuất và tiêu dùng trong nước. Ảnh: Mạnh Dũng. |
Giảm từ 28 xuống 25 nhóm chịu thuế giá trị gia tăng
Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) mới được sửa đổi lần này có 3 loại thuế suất là 0%, 5% và 10%. Luật quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, trừ một số hàng hoá không khuyến khích xuất khẩu. Ngoài ra, Luật cũng bổ sung “các dịch vụ tài chính phát sinh” và dịch vụ “cày bừa đất, nạo vét kênh mương nội đồng, dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp” vào diện không chịu thuế GTGT. Thuế suất được tính cụ thể theo từng nhóm hàng hoá, dịch vụ.
Mức thuế suất 5% chủ yếu áp dụng với hàng hoá, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp. Tại Luật sửa đổi lần này quy định 15 nhóm hàng hoá, dịch vụ áp dụng thuế suất 5% (trước đây là 21 nhóm) như nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu...
Mức thuế 10% được áp dụng cho tất cả các hàng hoá còn lại. Bên cạnh đó, Luật thuế này đã giảm từ 28 nhóm đối tượng xuống còn 25 nhóm hàng hoá, dịch vụ phải chịu thuế. Chuyển từ mức thuế 5% sang 10% với một số mặt hàng như: in các loại, than đá, đất, đá cát sỏi, hoá chất cơ bản, sản phẩm cơ khí từ tư liệu sản xuất... Mức thuế 10% này được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện áp dụng các mức thuế suất 0%, 5%.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Hạ mức thuế từ 28% xuống 25% Điểm mới của Luật thuế này là hạ mức thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống còn 25%. Một số trường hợp kinh doanh đặc thù như khai thác dầu khí, tài nguyên quý giá thì áp dụng thuế suất từ 32-50% (trước đây là 28-50%). Đối với các ưu đãi về thuế suất, Luật thuế TNDN 2008 đã bỏ mức thuế suất ưu đãi 15%, chỉ còn mức thuế suất ưu đãi là 10 và 20%. Đối với các doanh nghiệp hoạt động ở vùng khó khăn, hoặc lĩnh vực công nghệ cao, mức thuế sẽ được giảm xuống còn 10-20% trong khoảng thời gian nhất định. Các lĩnh vực như giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường sẽ được hưởng mức thuế suất là 10% trong suốt thời gian hoạt động. Về thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn thuế và thu nhập tính thuế, Luật thuế TNDN năm 2008 có một số bổ sung như thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. |
▪ Việt Nam sắp ra khỏi ngưỡng nước nghèo (02/01/2009)
▪ Cuộc vận động lớn vì chất lượng dân số (02/01/2009)
▪ Thu nhập trên 1.000 USD/người, Việt Nam vẫn ở ngưỡng nghèo (31/12/2008)
▪ Hành khách “dễ thở” (31/12/2008)
▪ Tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuât... (31/12/2008)
▪ Tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuât... (31/12/2008)
▪ 10 sự kiện trong nước nổi bật năm 2008 (31/12/2008)
▪ Nhân lực công tác xã hội ở Việt Nam - Ai dùng? (30/12/2008)
▪ Yêu cầu làm rõ các vụ bóc lột sức lao động trẻ em (30/12/2008)
▪ Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu dân cư liên phường 9 - 11, quận 11 (30/12/2008)