Làm báo là một nghề, nhưng là một nghề đặc biệt, mang tính chất một hoạt động chính trị – xã hội. Mỗi tác phẩm báo chí đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hướng dẫn dư luận xã hội, định hướng tư tưởng và hành vi con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”.
Nhà báo phải am hiểu pháp luật, gương mẫu chấp hành pháp luật cả trong cuộc sống cũng như trong hoạt động báo chí. Trên thực tế, nhiều nhà báo đã nêu gương tốt trong việc thi hành pháp luật, lấy pháp luật làm cơ sở pháp lý cho các tác phẩm báo chí của mình.
Nghĩa vụ công dân không chỉ đòi hỏi nhà báo phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp, mà còn phải luôn luôn tâm niệm mình phục vụ ai, viết cho ai, viết để làm gì và viết như thế nào, như Bác Hồ kính yêu đã từng nói.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn phóng viên báo chí |
Nghĩa vụ công dân của nhà báo đòi hỏi họ bên cạnh việc biểu dương những người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, phải tích cực đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng, buôn lậu, các tệ nạn xã hội, góp phần làm cho nước thịnh, dân yên.
Bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng là một trong những phẩm chất hàng đầu của người làm báo, nhưng vẫn chưa đủ, nếu như không có năng lực nghề nghiệp.
Năng lực nghề nghiệp của nhà báo quyết định như thế nào đến việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc bảo đảm thông tin nhanh chóng, chính xác nhưng đồng thời đúng định hướng chính trị. Độ nhạy bén của nghề nghiệp, nói chính xác hơn là độ nhạy bén chính trị của nhà báo, đòi hỏi nhà báo phải “bắt” được mạch sống chủ đạo của xã hội để phát hiện vấn đề và chọn thời điểm cũng như tìm cách thức thông tin phù hợp, có hiệu quả.
Một hiện tượng tiêu cực trong xã hội là đáng bị lên án, nhưng vấn đề là ở chỗ, nếu thông tin vào thời điểm không thích hợp, hoặc thông tin quá liều lượng cần thiết thì chẳng những không có tác dụng giáo dục, trái lại, còn làm cho tình hình ở cơ sở ấy càng thêm trầm trọng hơn.
Đấu tranh chống tiêu cực, bài trừ các tệ nạn xã hội là cần thiết, nhưng đấu tranh, phê phán như thế nào để đạt hiệu quả cao mà vẫn giữ vững ổn định chính trị - xã hội, không làm lộ bí mật quốc gia, không gây hoang mang trong dư luận?
Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi mỗi nhà báo cần nhanh nhạy, nắm bắt vấn đề, xử lý thông tin chuẩn xác bằng bản lĩnh chính trị kiên cường, bằng đạo đức nghề nghiệp trong sáng và trình độ chuyên môn giỏi.
Nguyễn Xuyến
▪ Nhân tài Đất Việt 2008 đang nóng lên từng ngày (20/06/2008)
▪ “Ai cũng được phát huy, bộ máy mới sẽ mạnh” (20/06/2008)
▪ Luật Phòng chống ma túy sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ 1-1-2009 : Mạnh tay hơn sau cai nghiện (19/06/2008)
▪ Tổng thống Bush chào mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Nhà Trắng (19/06/2008)
▪ Mạnh tay hơn sau cai nghiện (19/06/2008)
▪ Dân độ “lăn lộn” mùa Euro (18/06/2008)
▪ Con nghiện muốn làm đại bàng (17/06/2008)
▪ Nhà ở xã hội: "Ở riêng" hay "ở chung"? (17/06/2008)
▪ Thanh tra công vụ, kỷ luật 101 cán bộ là... khá nhiều! (16/06/2008)
▪ "Tiếng nói cộng đồng: Trái tim và công lý" (14/06/2008)