Sao lại có bệnh lạ như thía nhỉ?
Đúng là lạ thiệt đó. Đầu tiên bạn chỉ thấy có một đốm trắng xuất hiện ở quy đầu rồi bẵng đi một thời gian khoảng vài tháng, nếu để ý bạn sẽ thấy những đốm trắng này xuất hiện nhiều hơn và có dấu hiệu lan ra những vùng da xung quanh. Khi đốm trắng lan tới đâu, thì vi - ô - lông nơi đó cũng từ màu đen chuyển sang màu trắng đồng nhất.
Cơ chế sinh bệnh bạch biến quy đầu?
Lại phải thông báo cho bạn một tin buồn rồi, cơ chế sinh bệnh bạch biến quy đầu nói riêng và bạch biến ở các vùng da khác nói chung rất phức tạp. Hiện y học cũng chưa đưa ra được một cách tường tận nguyên nhân của nó, nhưng kết quả nghiên cứu bệnh này có liên quan đến các yếu tố thần kinh, thể dịch, tác nhân hóa chất hoặc cơ chế rối loạn miễn dịch.
Biểu hiện của bệnh (chỉ có ở ngoài da):
+ Những đốm da vùng kín mất dần sắc tố biến thành các đốm màu trắng. Kích thước của các đốm này cũng thay đổi từ một đến nhiều cm. Đốm mất sắc tố thường có hình tròn không đều, đôi khi không có hình dạng gì cả.
+ Bề mặt da trơn láng, không sưng, lông trên vùng da bệnh cũng bị đổi từ đen sang màu trắng. Màu trắng của da có khi đồng nhất nhưng đôi khi loang lổ, chỗ trắng lẫn với màu da thường. Đốm có giới hạn rõ ràng với da lành và vùng da lành quanh đốm đậm màu hơn da thường.
Làm sao đây?
Bạn biết không, diễn tiến của bệnh này thường khó biết trước được, chỉ khi chúng cứ tự nhiên xuất hiện thì bạn mới “ngã ngửa người ra”. Dù thế nào các đốm trắng này vẫn hằng ngày tiếp diễn tồn tại lâu dài mà không có thay đổi gì cả, nhưng cũng có thể lan rộng ra từ từ, hoặc chúng cũng có thể tự thu nhỏ lại đấy. Nói chung, dường như bạch biến thích biến tướng và ghé thăm bạn bao lâu thì …tuỳ vào chính nó hay sao ấy? Chán ghê cơ, chả điều tiết chúng được.
Cũng phải nói rằng rất ít trường hợp bệnh nhân có thể tự khỏi bệnh khi đã bị bệnh này ghé thăm. Thậm chí có những bạn có khi phải chung sống với những nốt đốm trắng đến suốt đời cơ. Thật tệ phải không bạn?
Lưu ý này!
Trong quá trình điều trị bệnh, bạn phải tuyết đối kiên trì điều trị. Không nên quá nôn nóng hoặc lo lắng, bi quan vì điều này có thể khiến bệnh nặng thêm và giảm hiệu quả điều trị.
Tuy những nốt đốm trắng có làm mất thẩm mỹ, nhưng bệnh không ảnh hưởng sức khỏe chung, ngoài ra không có biến chứng gì khác. Vì thế bạn cũng đừng tự ti, vì sợ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của mình sau này nhá.
Bên cạnh đó, do cơ chế gây bệnh còn chưa rõ ràng nên cách phòng ngừa tốt nhất là bạn phải giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập và làm việc hợp lý.
Theo Kenh 14
▪ Năm bí quyết đổi mới về "chuyện chăn gối" (16/02/2009)
▪ Đàn ông thích "gái hư" hay "gái ngoan"? (16/02/2009)
▪ Biểu hiện của người... nghiện tình dục (16/02/2009)
▪ Lưu ý khi 'yêu' trong phòng tắm (16/02/2009)
▪ Chàng nói ghét nhưng vẫn thích (16/02/2009)
▪ 3 lý do khiến bệnh phụ khoa tái phát ở "xì tin" (16/02/2009)
▪ 3 lý do khiến bệnh phụ khoa tái phát ở "xì tin" (16/02/2009)
▪ Điều em muốn… (16/02/2009)
▪ Ý nghĩa của món quà chàng tặng (14/02/2009)
▪ Những bí mật của nụ hôn (14/02/2009)