“Kính thưa bà con cô bác, kính thưa hai họ. Sau một thời gian tìm hoài mà không hiểu, chú rể X… quyết định cưới cô dâu Y… Hãy cùng nâng ly cầu chúc hai người không cần tìm nữa mà vẫn hiểu”. Vỗ tay. Đó là lời MC trong một lễ cưới mà cũng là nguồn cơn để tôi viết tạp bút này.
Những người ủng hộ trào lưu “sống thử” thường biện luận rằng: sống với nhau như vợ chồng trước, hiểu nhau rồi mới cưới, sẽ khiến hôn nhân nhẹ nhõm hơn. Họ cho rằng sống thử cho phép hai người (định) phối ngẫu hình dung trọn vẹn cuộc sống hôn nhân, trải nghiệm hết những gì các cặp hôn phối đã/sẽ trải qua. Với họ, sống thử chẳng khác gì sống thật. Tôi phủ nhận luận điểm ấy.
Theo nhìn nhận của tôi, sống thử chỉ cho phép ta trải nghiệm những quyền lợi của hôn nhân, mà giấu đi trách nhiệm. Một đôi tình nhân thuê nhà ở chung, thành cặp sống thử. Hãy hình dung xem họ thế nào…
Người con trai làm về có người đàn bà của mình nấu nướng, giặt giũ. Người con gái ở nhà chờ “chồng”. Hoặc, người con gái cũng đi làm, gánh vác phần tài chính bình đẳng với “chồng”. Họ ăn cùng mâm, ngủ cùng giường. Họ đi đâu cũng có nhau, họ là một cặp đẹp đôi, họ quan hệ tình dục đều đặn. Họ cũng mua sắm vật dụng gia đình - nồi niêu, xoong chảo, bếp núc, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy… Hết!
Đó không phải là hôn nhân, nó chỉ giông giống hôn nhân mà thôi. Hôn nhân thực sự, là trách nhiện với gia đình hai bên, là các quan hệ giao tế xã hội chồng chéo, là những đêm mất ngủ vì lo toan, là những dự định lâu dài đôi khi vô vọng, là bao phen sóng gió nguy nan tưởng chừng tan vỡ tất cả. Hôn nhân thực sự, là những đứa con vừa tạo ra hoặc dự tính sẽ tạo ra, là tương lai của chung. Thế nên, dù thời gian sống thử có dài đến mấy, thì người ta vẫn chưa thể hiểu hôn nhân là gì. Cho đến khi chính thức cưới nhau.
Hôn nhân bền chặt hay không, tôi nghĩ, phụ thuộc rất lớn vào ý thức của chúng ta về hôn nhân. Hai người hoàn tòan ngây thơ, có cơ may giữ gìn hôn nhân tốt hơn hai người tưởng đã hiểu nhau quá đủ, tưởng đã hiểu hôn nhân quá đủ. Như K.Gibran trong cuốn Kẻ tiên tri đã viết rằng: Hai kẻ phối ngẫu đâu có tự chọn được nhau. Họ là hai kẻ được Đấng Tối cao chọn sẵn, theo một logic mà chỉ Ngài mới rõ, để kết hợp cùng nhau. Kết hợp rồi, thì chung lưng đấu cật, san sẻ hạnh phúc thương đau với nhau đến trọn kiếp. Vì thế, ai bảo mình đã hiểu hôn nhân rồi, kể ấy liều lĩnh quá.
Khi tôi viết tạp bút về chuyện sống thử/sống thật, bạn tôi gợi ý, hay là viết về đêm tân hôn của các cặp sống thử đi. Tôi đã sống thử đâu mà biết!
Tân hôn nào mà chẳng thiêng liêng, dù người này biết người kia, thuộc người kia như lòng bàn tay mình. Vì đêm tân hôn, thực chất là đêm đầu tiên của hôn nhân, là đêm ngay sau lễ cưới. Đó là điểm mốc cho sự gắn kết của hai kẻ - được chọn. Vì vậy, dù thuộc nhau đến mấy, họ vẫn cứ lạ nhau vào đêm tân hôn, tôi chắc thế.
Hay là tôi nhầm lẫn đâu đó? Theo Quốc Bảo |
▪ Gian truân phụ nữ làm sếp (27/09/2008)
▪ Suy nghĩ lệch lạc trong phòng the (27/09/2008)
▪ Kỳ thị bao cao su là tự hại mình! (27/09/2008)
▪ Tiếng khóc của người thiếu nữ vu quy (27/09/2008)
▪ Bạn có là cô gái kiều diễm, đáng yêu? (27/09/2008)
▪ Để là người đàn ông của nàng (27/09/2008)
▪ Bi, hài chuyện "rình chồng" (26/09/2008)
▪ Lệch lạc tình dục, bệnh tâm thần phức tạp (26/09/2008)
▪ Những cách kiếm một tấm chồng tốt (26/09/2008)
▪ Đừng dạy con bằng cách… bênh con (26/09/2008)