Không lắng nghe - Dấu hiệu báo động hôn nhân
Các Website khác - 30/12/2008
Khi một người hoặc cả hai vợ chồng không ai lắng nghe người kia tức là hôn nhân của hai bạn có vấn đề. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, tổ ấm của bạn đang đứng trước nguy cơ tan vỡ. Sự lắng nghe trong cuộc sống vợ chồng có thể liên quan tới những vấn đề khó khăn mà bạn đời đang gặp phải, cách nói chuyện hoặc là sự kết hợp của cả hai yếu tố trên.

Phương pháp nói chuyện

- Bạn có thể mất nhiều thời gian để nói ra điều mình muốn. Những đoạn độc thoại dài muôn thuở luôn nhàm chán. Hãy đi thẳng vào vấn đề.

- Không nên nói quá dài dòng bởi bạn nên để cho bạn đời của mình có cơ hội để nói.

- Nếu bạn từng có lần nói điều gì đó gây tổn thương, xúc phạm, thô bạo hay thiếu tôn trọng niềm tin và cảm xúc của bạn đời thì người ấy sẽ trở nên phòng ngừa bằng cách không lắng nghe bạn nữa. Thế nên, đừng phát ngôn những câu nói đó.

- Nếu bạn muốn hoa chân múa tay thể hiện lời nói theo một môtuýp nào đó thì hãy dừng lại. Cái bạn cần thể hiện qua lời nói là suy nghĩ của bạn chứ không phải sự lôi cuốn qua ngôn ngữ cơ thể.

- Nếu cách nói của bạn thuộc một trong các kiểu diễn thuyết, lên lớp hay chất vấn thì có thể người kia không thích nghe những bài giảng hay các câu hỏi đó. Bạn không nên cố để thành một giảng viên hay luật sư trong hôn nhân.

- Bạn có thể đang dùng quá nhiều những câu nói chung chung trong cuộc trò chuyện. Những câu bình luận có dùng các cụm từ "luôn luôn", "không bao giờ" và "liên tục" có thể khiến người kia mệt mỏi khi phải lắng nghe. Tốt nhất bạn nên loại bỏ những từ đó ra khỏi kho từ vựng của mình khi nói chuyện với bạn đời.

- Chọn nhầm thời điểm để nói chuyện. Vợ hay chồng bạn có thể sẽ không lắng nghe bạn nói khi đang mệt mỏi, phải bận tâm suy nghĩ tới những việc khác, lo lắng cho một dự án, bận xem một chương trình truyền hình yêu thích hay đơn giản là đang làm việc. Hãy nói cho bạn đời rằng bạn muốn nói chuyện và hỏi xem liệu thời điểm đó có thích hợp. Nếu người kia nói không bạn cũng đừng nên giận dỗi.

Chọn thời điểm đúng góp phần tạo nên một cuộc nói chuyện cởi mở (Ảnh minh hoạ)

- Bất cứ một cuộc nói chuyện nào về các chủ đề hay vấn đề từng khiến hai vợ chồng mất nhiều thời gian tranh luận trước đó sẽ làm người nghe thấy chán nản. Thế nên, bạn đừng nói đi nói lại những chủ đề cũ.

- Vợ hay chồng bạn sẽ càng mệt mỏi khi phải nghe những cuộc nói chuyện mà trong đó bạn chỉ than phiền, rên rỉ hay nói năng một cách tiêu cực. Bạn nên tỏ ra lạc quan trong mỗi câu chuyện của mình.

- Có thể bạn không lắng nghe bạn đời của mình nói. Hãy kiểm tra kỹ năng lắng nghe của bản thân.

Những vấn đề cá nhân của bạn đời

- Không quan tâm tới chủ đề bạn đang nói. Hãy hỏi xem cô ấy/anh ấy muốn nói chuyện về đề tài gì.

- E ngại vấn đề riêng tư cá nhân.

- Không đồng ý với những gì bạn nói và không cởi mở để lắng nghe.

- Đã phải nghe quá nhiều và ngày bạn nói là ngày đã "bội thực" thông tin. Vậy bạn không nên "tra tấn" vợ/chồng mình thêm nữa.

- Nếu bạn đang cung cấp thông tin hay đưa ra những lời khuyên, người kia có thể tin rằng bạn đã biết câu trả lời hoặc biết cách làm những gì họ muốn.

- Có thói quen "cầm đèn chạy trước ô tô" bằng việc nghĩ xem phải phản ứng thế nào.

Couple fighting photo

Xung đột dễ xảy ra nếu cả hai không biết cách lắng nghe (Ảnh minh hoạ)

- Có thể đánh giá những điều bạn nói là không quan trọng.

- Tin rằng việc phớt lờ những câu nói của bạn sẽ làm cho mọi chuyện êm xuôi.

- Không muốn nghe bất cứ lời nào của bạn.

- Vợ hay chồng bạn có thể chỉ dùng một nửa não bộ để lắng nghe. Các nhà nghiên cứu của Mỹ đã phát hiện ra rằng đàn ông chỉ lắng nghe với một bên não bộ trong khi phụ nữ dùng cả hai nên phái yếu không thể là những người lắng nghe giỏi hơn nữa. Phụ nữ có thể cần sử dụng nhiều hơn phần não bộ của mình để lắng nghe nhưng họ có thể nghe cùng lúc 2 cuộc trò chuyện.

- Cảm thấy bị doạ dẫm và không thoải mái bày tỏ quan điểm của mình nên không lắng nghe là một lựa chọn dễ dàng nhất. Trong trường hợp này, bạn nên để bạn đời của mình được quyền phản đối ý kiến của bạn.

- Nút tập trung ngắn. Ở người trưởng thành, nút tập trung chỉ khoảng 7 giây. Bạn cần dừng lại sau mỗi nút đó để bạn đời có thể đặt câu hỏi làm rõ hơn điều bạn đang nói.

- Có quá nhiều thứ làm sao nhãng vào lúc bạn nói chuyện. Nếu việc người kia tập trung hoàn toàn vào những lời nói của bạn là điều quan trọng thì tốt nhất bạn nên hạn chế tối đa những yếu tố gây phân tâm như chuông điện thoại, tiếng nhạc...

- Không muốn nghe để tránh xung đột.

- Có thể vẫn lắng nghe nhưng suy nghĩ khác hoặc không muốn làm việc bạn yêu cầu.

Theo VTV