Có phải là ngoại tình? Từ mấy tháng nay, người phụ nữ trẻ sống ở Úc tên Sandra bắt đầu nhận thấy những thay đổi khác thường ở chồng mình: anh ta lên mạng hàng giờ liền, thờ ơ với mọi thứ, lập tức tắt màn hình mỗi khi có ai đó đến gần... Chị lén đột nhập vào máy tính của chồng để rồi phát hiện anh ta đang ngoại tình từ xa với một phụ nữ mà anh ta "gặp" trên chat room. Cách nói chuyện quá ư là thân thiết của họ khiến cô vợ trẻ thật sự bị sốc. Những chuyện như trên đang trở nên quá phổ biến trong thời đại ngày nay. Nếu cách đây không lâu, người ta thường ngoại tình vì không cưỡng lại được các ham muốn xác thịt trong một lúc nhất thời nào đó thì ngày nay có hàng khối người lên mạng hết năm này đến tháng nọ để nói chuyện yêu đương với... vợ người ta. Mọi chuyện quá dễ dàng: không cần phải tìm nơi kín đáo hẹn hò, không cần tốn kém nhiều, không cần phải xưng tên tuổi thật, tha hồ "nổ" về bản thân mình mà không sợ "đối tác" phát hiện... Không ít người lý luận rằng đây chẳng thể gọi là ngoại tình vì thực tế họ đâu có... lên giường với nhau. Chuyện đó còn tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người nhưng có một điều có thể thấy rất rõ: ngoại tình ảo gây hậu quả nghiêm trọng lên hôn nhân thật. Thông thường, những người đã có gia đình khi lên mạng hàng giờ để tâm sự với người tình ảo, khiến họ lơ là các nghĩa vụ trong gia đình. Ngoài ra, từ chỗ tán tỉnh vu vơ cho vui, người ta dễ dàng đi đến chuyện trao đổi hình ảnh, tâm sự thân mật và cả "quan hệ tình dục từ xa" với sự hỗ trợ của webcam và đủ loại "đồ chơi" khác nhau. Một cuộc nghiên cứu quy mô nhỏ trên 75 người đàn ông Úc chơi trò tình ảo cho thấy gần như 100% biết "người tình" của mình mặt mũi ra sao, phần lớn đã liên lạc với nhau qua điện thoại trong khi 1/3 đã hẹn gặp trực tiếp. Cuối cùng, tình ảo là cửa ngõ dẫn đến ly dị trong rất nhiều trường hợp. Bắt tại trận Nếu công nghệ thông tin làm cho người ta dễ dàng ngoại tình hơn thì công nghệ thông tin cũng giúp người ta điều tra ngoại tình dễ dàng hơn. Một cái máy tính và một thẻ tín dụng là tất cả những gì mà một ông chồng hay bà vợ ghen tuông cần đến. Những phần mềm như Spector Pro 5.0 hay eBlaster sẽ ghi lại nội dung tất cả các e-mail, chat cũng như những trang web mà người bị điều tra ghé qua. Giá của các phần mềm như trên không phải là quá đắt, vào khoảng 100 USD. Không ai biết được chuyện này chỉ trừ người cài phần mềm vào máy tính. Vấn đề nằm ở chỗ pháp luật của từng nước có cho phép "do thám" kiểu như trên hay không. Chẳng hạn như ở Mỹ, một thanh niên viết ra một phần mềm "do thám" vừa phải ra tòa vì vi phạm tự do cá nhân. Đó là Perez-Melara, người bán phần mềm "điều tra ngoại tình" dưới dạng một tấm thiệp điện tử đầy hoa gửi qua e-mail. Một khi người nhận mở tấm thiệp, phần mềm sẽ tự động cài vào máy tính của họ, ghi lại tất cả những e-mail và trang web họ vào, gửi chúng đến máy tính của Perez-Melara rồi từ đó chạy vào e-mail của khách hàng anh ta. Nhiều khách hàng của Perez-Melara, mua phần mềm với giá 89 USD, cũng phải ra tòa theo vì tội xâm nhập trái phép vào máy tính người khác. Công cuộc điều tra ngoại tình ảo xem ra cũng lắm gian truân. Đoan Nhật
▪ Những điêù "làm chùn bước chân" của chàng (09/09/2005)
▪ Em ơi đừng nói (08/09/2005)
▪ Đàn ông cung Xử Nữ (08/09/2005)
▪ Tình yêu giá cao ở Estonia (06/09/2005)
▪ Yêu thôi đã đủ chưa? (06/09/2005)
▪ Bạn đã sẵn sàng cho một mối quan hệ mới? (06/09/2005)
▪ Thế nào là lãng mạn? (05/09/2005)
▪ Giới trẻ Việt Nam biết "mùi đời" khi nào? (03/09/2005)
▪ Anh sợ yêu em? (01/09/2005)
▪ Trái tim vỡ (01/09/2005)