1. Trước ngày cưới, cả hai nên có những thỏa thuận về quy ước chung trong cuộc sống gia đình. Về tâm lý, đây là thời điểm thuận lợi nhất để bàn bạc, đề đạt và lắng nghe mong muốn của nhau.
2. Đừng nóng vội sửa đổi tính cách, thói quen của chồng (vợ). Tính cách của mỗi người là một quá trình trưởng thành, rất khó thay đổi. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi, dung hòa bằng cách bớt “cái tôi” hơn một chút để chấp nhận những “trái khoáy” của người bạn đời. Khi tình yêu tuổi trẻ biến thành tình nghĩa vợ chồng, sự quan tâm ân cần sẽ là một phương thuốc hữu hiệu.
3. Sự hấp dẫn của dáng vẻ lẫn tính cách là điều không thể thiếu. Bạn cần dành thời gian chăm sóc vóc dáng, hình thức của mình.
4. Không nên xem nhẹ tình dục. Trong quan hệ vợ chồng, cần có sự thống nhất chia sẻ để đáp ứng mong muốn của chồng (vợ). Nếu gặp “trục trặc”, đừng ngại đến bác sĩ nhờ tư vấn, giúp đỡ.
5. Học cách quên đi quá khứ. Đừng bao giờ nhắc đến quá khứ hay lấy quá khứ so sánh với hiện tại. Hãy nhìn nhận cuộc sống hiện tại để hướng đến tương lai.
6. Biết quan tâm, chia sẻ. Vui cùng thành công nhưng đừng trách cứ thất bại. Một lời nói dịu dàng, dí dỏm đôi khi là liều thuốc xua tan mọi ưu phiền. Đây là chất xúc tác giúp tình yêu bền bỉ.
7. Khi ăn cơm là lúc nghỉ ngơi, thưởng thức, hãy chỉ nói về những câu chuyện vui. Đừng biến bữa ăn gia đình thành nơi “giận cá chém thớt”.
8. Biết kiềm chế bản thân trước những khiếm khuyết của chồng (vợ). Sự ghen tuông quá mức đánh mất sự tôn trọng nhau.
Võ Đức Biệc (sưu tầm)
▪ Mái ấm (26/06/2005)
▪ Chuyện nhỏ mà không nhỏ (26/06/2005)
▪ Cố chấp (22/06/2005)
▪ Đề phòng tai nạn trên... giường (19/06/2005)
▪ Tôi, anh và người thứ ba (19/06/2005)
▪ Lệch pha - mối đe dọa của tình yêu (10/06/2005)
▪ Yêu “xơ cua” (07/06/2005)
▪ Những kiểu tỏ tình làm các nàng dị ứng (04/06/2005)
▪ Các bước chẩn đoán suy nhược tình dục (01/06/2005)
▪ Chinh phục nàng (23/05/2005)