Thế là bao nhiêu uất hận, bao nhiêu đau đớn khi người chồng ấy đi ngoại tình, khi anh ta bỏ mặc chị lúc ốm đau để đi đánh bạc, khi anh ta đánh chị vì “tội” chị bận kiếm tiền, không kịp nấu cơm bỗng đâu tiêu tan hết.
Cách đây không lâu, nhiều người có mặt tại sân Tòa án nhân dân TP Hà Nội không thể quên được hình ảnh người phụ nữ gày gò ngồi thẫn thờ sau khi kết thúc phiên tòa xử vụ con trai bà đâm chết cha đẻ và cũng là chồng bà. Người đàn bà ấy không còn nước mắt để khóc, chỉ biết ân hận, giá ngày ấy tôi sớm chấm dứt hôn nhân với ông ấy. Thà tôi một mình nuôi con, dù khốn khó thì con tôi cũng thành người chứ đâu đến nỗi xảy ra bi kịch này... Con giết cha, biết bao giờ mới gột rửa được cái tội tày đình ấy.
Người đàn bà ấy sống trong mười mấy năm chịu cảnh đánh đập của chồng mỗi khi say xỉn. Hai đứa con, một trai một gái lớn lên và chứng kiến chuyện bố đánh mẹ tàn nhẫn. Tuổi mới lớn, chán cảnh gia đình, hai anh em đều sớm nghiện ngập và nhiễm HIV. Nỗi đau của người mẹ biết trước cái chết của những đứa con khiến bà không chịu đựng một mình.
![]() |
Nhiều phụ nữ sống cam chịu chỉ vì nghĩ tới con. (Ảnh minh họa) |
Sự ân hận muộn màng của một người mẹ đã từng nghĩ sự hy sinh và nhẫn nhịn của mình sẽ mang lại cho gia đình một con đường sống. Bà đâu ngờ, sự nhịn nhục ấy đã đẩy các con của mình vào bi kịch không có cơ hội làm một người bình thường, một cơ hội được sống. Hai chữ "giá mà" đến với bà quá muộn...
“Rồi anh ấy sẽ hồi tâm nghĩ lại. Làm sao anh ta có thể bỏ được vợ cái con cột,” đó là hy vọng của chị Trần Hải Ly. Dù hy vọng ấy rất mỏng manh, nhưng vẫn đủ sức níu tay chị lại, không ký tên mình vào tờ đơn xin ly hôn. Ra tòa ly hôn chẳng khác nào chịu thua con nhỏ kia, chẳng lẽ để cho hai kẻ kia tự do lấy nhau hay sao.
![]() |
Đức hy sinh, nhẫn nhịn là một nét đẹp của phụ nữ. (Ảnh minh họa) |
Phụ nữ thường có quan niệm, sinh ra là phụ nữ thì phải chịu khổ, phải hy sinh, phải nhẫn nhịn. Cái đức hy sinh của người phụ nữ Việt Nam đã được ca ngợi như một biểu tượng thể hiện đặc tính của nét đẹp phụ nữ Việt. Để gia đình hạnh phúc, người phụ nữ luôn phải học chữ "nhẫn". Mọi điều đều đúng. Nhưng hy sinh đến mức độ nào và nhẫn nhịn đến bao nhiêu là đủ thì chẳng có ai có thể dạy.
Âm vô cực Ấy là cái giới hạn của đàn bà trong cuộc sống gia đình. Đàn ông luôn có một giới hạn, nếu đàn bà phạm phải, mọi chuyện sẽ chấm dứt. 99% đàn ông sẽ bỏ vợ ngay lập tức nếu phát hiện ra vợ ngoại tình. Đàn ông sẽ không ngần ngại bỏ phắt cô vợ vô trách nhiệm hoặc dám hỗn với mẹ anh ta. Đàn ông sẽ đá ngay ra đường một cô vợ ham hố chơi bời mà không biết chăm sóc cho gia đình. Đó là cái giới hạn của đàn ông đối với nửa kia của mình trong cuộc sống gia đình. Nếu đàn ông luôn cương quyết và "mạnh tay" thì dường như đàn bà lại ngược lại. Giới hạn của đàn bà nằm ở đâu? Nó dường như luôn được nới rộng, và nhích dần với mỗi "tội lỗi" đàn ông phạm phải. Yêu nhau, giới hạn của đàn bà là anh đừng có lăng nhăng. Đến khi lấy nhau, nếu đàn ông trót lăng nhăng một lần, đàn bà sẽ phải tha thứ vì con, vì gia đình. Cái giới hạn cũ đã được nới rộng. Đàn ông đánh vợ, nếu trước kia, sẽ không thể có sự tha thứ. Sau khi lấy nhau, đàn bà sẽ chịu đựng và lý giải rằng, vì anh ấy đang bực, anh ấy bột phát, hoặc vì anh ấy say... Cứ như thế, cái giới hạn của đàn bà sẽ lùi dần cùng với sự nhẫn nhịn cho đến lúc, đàn bà tự đánh mất mình, đánh mất bản ngã của mình vì cái giới hạn ấy đã rơi vào vô cực. |
▪ Tiêu chí chọn chồng thời @ (12/12/2008)
▪ Không giữ nổi mình vì “dại trai” (12/12/2008)
▪ Bố chồng là “yêu râu xanh” định hại đời tôi (11/12/2008)
▪ “Cạm bẫy” mùa Noel (10/12/2008)
▪ Chuyện yêu của các chuyên gia tâm lý (10/12/2008)
▪ Tôi đau khổ vì là một "cô gái xấu xí" (09/12/2008)
▪ Noel tình yêu - Noel tình bạn (09/12/2008)
▪ Phục lắm, mẹ chồng của con (08/12/2008)
▪ 7 giải pháp cho người bị trầm cảm (06/12/2008)
▪ Giá anh là cơn gió đi hoang (06/12/2008)