Sau một thời gian dài ở quân đội rồi chuyển qua cán bộ dân sự, anh Đỗ Cảnh Tùng về nghỉ hưu ở thôn Đồng Tư quê vợ, cùng sum họp với gia đình bên vợ. Hoàn cảnh gia đình anh Tùng – chị Bé gặp những khó khăn lớn: Bà mẹ (bà Trần Thị O) bị mù mắt và đau nhiều bệnh mãn tính như bệnh khớp, suy nhược..., phải nằm một chỗ suốt hai mươi năm qua, đến nay bà đã 93 tuổi. Do bị bệnh nặng như vậy cho nên đã rất nhiều năm qua, đối với bà, tất cả mọi sinh hoạt đều phải “tại chỗ”, tại giường. Chị Bé, vợ anh Tùng lại bị đau tim, sức khỏe yếu, không thể làm được những việc đòi hỏi tính kiên nhẫn, cố gắng dài để phục vụ cho mẹ mình. Vì vậy, mọi việc phục vụ cho bà mẹ trong cuộc sống, trong sinh hoạt đều do anh Tùng phụ trách. Anh Tùng vốn là người lao động rất giỏi, rất khéo tay, rất chịu khó, đặc biệt rất tận tình với người thân. Anh tự nguyện nhận “phần hành” trực tiếp ngày đêm chăm sóc bà mẹ vợ của mình. Cứ một ngày đêm, nhiều lần anh đỡ bà ngồi dậy, nằm xuống, đút cơm cháo, nói chung tất cả các thức ăn uống bổ dưỡng cho bà. Trong quá trình dài nằm liệt giường, có nhiều lúc bà bất tỉnh, bà lại cả “thượng” cả “hạ” tại chỗ trong tình trạng mê man, không nói năng được gì với người thân... Những lúc đó, anh Tùng đã thường trực lo dọn vén thật sạch sẽ, vệ sinh thật chu đáo cho bà mẹ. Trong thời gian dài hai mươi năm qua, anh đã hết lòng chăm sóc bà mẹ vợ bằng nhiều việc làm rất tận tâm, chịu khó, rất tình cảm như tắm rửa, lau chùi thân thể, thay và giặt giũ áo quần, chăn màn, vệ sinh giường chiếu, phòng ở của bà một cách rất chu đáo, sạch sẽ. Anh đã trực tiếp nuôi dưỡng, phục vụ bà mẹ vợ của mình vốn già yếu, bệnh tật trong nhiều năm qua với sự cố gắng và nhiệt tình cao nhất, hết sức tận tâm giống như anh phục vụ, nuôi dưỡng bà mẹ đẻ của mình (bà mẹ đẻ của anh đã qua đời từ lâu). Bên cạnh nuôi dưỡng, phục vụ hết lòng bà mẹ vợ, anh Đỗ Cảnh Tùng (nay là bác Đỗ Cảnh Tùng, đã trên 60 tuổi) còn là một người lao động chính trong gia đình. Bác Đỗ Cảnh Tùng là một trong những người lao động giỏi của địa phương. Bác đã hướng dẫn gia đình và cùng với vợ con làm nhiều ruộng, nuôi nhiều bò lợn, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống. Hàng ngày, bác thức dậy từ lúc 4 giờ sáng, làm việc suốt ngày cho đến 22 giờ đêm. Bác còn kết hợp tham gia rất tích cực công tác xã hội, công tác của thôn và các đoàn thể, có nhiều đóng góp quan trọng cho địa phương. Tất cả những công việc hàng ngày của bác được bác sắp xếp, bố trí hợp lý, khoa học để việc nào cũng đạt được kết quả cao, trong đó việc nuôi dưỡng, chăm sóc bà mẹ vợ được bác đặc biệt quan tâm. Tất cả những ai ở vùng quê gia đình vợ chồng bác Đỗ Cảnh Tùng sinh sống hiện nay có biết hoặc chứng kiến việc nuôi dưỡng, chăm sóc bà mẹ vợ của bác đều rất xúc động và cảm phục nghĩa cử cao đẹp, đầy tình nghĩa vợ chồng, tình cảm gia đình của bác. Nhiều người đã phát biểu một cách chân tình: “Con trai đẻ mà lắm người cũng không được như chàng rể quý giá Đỗ Cảnh Tùng!”. |
▪ Yêu… sếp (12/10/2007)
▪ Khi bạn gái bị từ chối lời yêu (12/10/2007)
▪ Chuyện của một bé gái (06/07/2006)
▪ Có phải là tôi đã ích kỷ? (03/07/2006)
▪ Người đàn bà đẹp (29/06/2006)
▪ Độc thân, không cô đơn (26/06/2006)
▪ Tình ảo (14/06/2006)
▪ Đó có phải là lỗi của tôi! (13/06/2006)
▪ Đơn phương (13/06/2006)
▪ Làm bạn với con (12/06/2006)