Ông Trần Hùng Cường, Giám đốc của TT 911, cho biết: Có rất nhiều trường hợp khách hàng bị mất dữ liệu và khi đưa máy tính đến TT 911 đều trong tình trạng "dở khóc dở mếu". Anh Vĩnh Khang, cán bộ của Viện sinh học, chủ nhân của chiếc ổ cứng 80 GB chứa đầy dữ liệu mà ông đã bỏ công sức trong hai năm để sưu tầm nghiên cứu cho luận án tiến sĩ sinh học đã thất vọng hoàn toàn khi toàn bộ dữ liệu bị mất bởi PC bị nổ IC. Nhưng sau khi mang đến TT 911, 100% dữ liệu của ông đã được khôi phục hoàn toàn.
Một khách hàng khác ở Công ty kiểm toán VACO có rất nhiều tài liệu quyết toán quan trọng cần dùng cho báo cáo tài chính cuối năm cũng không thể đọc được do máy tính đang làm việc bỗng nhiên "restart" và báo ổ cứng bị lỗi không khởi động được. Hơn 90% dữ liệu quan trọng đã được cứu nguy bởi các bác sĩ của TT 911.
Nhưng không ít trường hợp khác, khi máy tính bị sự cố đã tự mày mò hoặc nhờ vả ai đó ứng cứu, kết quả là không những dữ liệu không cứu được mà còn làm cho tình trạng thêm trầm trọng. Một cán bộ của Tổng công ty điện lực Việt Nam do format nhầm ổ đĩa D (nhầm là ổ C) sau đó đã tự dùng chương trình Unformat để cứu nhưng đã ghi đè nhiều thông tin lên ổ D, khiến cho công tác "cứu hộ" gặp không ít khó khăn. Trường hợp này, TT 911 đã cứu được hơn 80% dữ liệu quan trọng.
Thông thường, khi máy tính bị sự cố, nhiều khách hàng thường chọn giải pháp tự cài lại hệ điều hành (nếu nhiễm phải virus hay các phần mềm gián điệp) hoặc nhờ ai đó khắc phục và rất ngại "vác" cả cục CPU đến trung tâm. Với phương châm "phục vụ là trên hết", các kỹ thuật viên của TT 911 sẵn sàng có mặt tại địa chỉ khách hàng mà mức chênh lệch về phí so với đưa máy đến trung tâm không thực sự đáng ngại.
Đặc biệt. TT 911 còn bảo đảm bí mật dữ liệu cho khách hàng bằng quy chế bảo mật chuyên nghiệp: toàn bộ dữ liệu sẽ được xóa hoàn toàn sau khi có yêu cầu từ khách hàng và không để dữ liệu phát tán ra bên ngoài.
Không chỉ nổi tiếng về cứu dữ liệu, TT 911 còn là một "kháng sinh" khét tiếng đối với các loại virus và các phần mềm spyware. Theo ông Cường, diệt virus những phiên bản mới nhất không đơn giản là quét bằng các software là ổn mà phải can thiệp vào các phần mềm, các cấu trúc hệ thống Window để chỉnh sửa lại. Đối với các loại virus và phần mềm gián điệp "ngoại", việc tiêu diệt chúng có thế thành công với xác suất cao nhưng với các loại spyware "nội" mà điển hình như "vn-n.com" thì việc tiêu diệt chúng cũng không hề đơn giản.
Là loại virus do người Việt Nam Modify từ những code nguồn trên mạng, gần đây "vn-n.com" đã trở thành hiểm họa cho bất cứ ai mỗi khi truy cập Intemet. Những hacker khi tung con này lên mạng đã hướng dẫn rất cụ thể cách tạo cho mình một con virus, con virus này sẽ giúp quảng cáo trang web và bằng cách cưỡng bức người tiêu dùng truy cập vào trang web đó để nâng cao thứ hạng của trang web. Khi thứ hạng trang wcb được nâng lên cũng đồng nghĩa với việc trang web đó thu hút được nhiều quảng cáo hơn. Khách hàng sẽ đặt các banner dịch vụ lên trang web và phải trả tiền cho chủ của trang web. Loại này rất khó diệt và đã lây nhiễm từ 21 - 24% máy tính trên khắp Việt Nam.
Hiện tại, con virus đã nâng thứ hạng Alexa của mình lên tầm cỡ một trang báo điện tử cỡ trung bình (khoảng thứ hạng vài chục nghìn) trong gần 2 tỷ website trên toàn thế giới. Mỗi khi máy tính bị "dính" phải "vn-n.com" thì gần như không thể nào truy cập vào các trang web khác. Mặc dù TT 911 đã dành hẳn một chuyên mục gỡ rối virus" trên trang web: http://www.911.com.vn để tư vấn cho khách hàng nhưng khi gặp phải loại virus này thì chỉ có các chuyên gia của trung tâm mới xử lý được bằng phương pháp thủ công. Với cách diệt bằng cách nắm được tệp khởi động của loại virus, phân tích những điểm thay đổi trong hệ thống, TT 911 đã thành công tới 99% trong việc tiêu diệt virus và spyware nội.
|