Trong năm 1978, email không được người nhận mong muốn đầu tiên được gửi tới hàng trăm người sử dụng của mạng máy tính chính phủ Mỹ Arpanet. Hiện tượng này sau đó được gán nhãn là “spam” hay thư rác và được tôn sùng là một trong những xu hướng sinh lợi và gây tranh cãi nhất trong lịch sử Internet.
Ngay lập tức sau khi tin nhắn được gửi đi, có nhiều khiếu nại rất hung hăng và người gửi bị mạng Arpanet “tấn công” dù ông không bị buộc tội là tội phạm.
Gary Thurek là một nhân viên tiếp thị của công ty giải trí số Digital Entertainment Corporation, công ty đã bị bán cho hãng máy tính Compad năm 1988. Điều ông ít biết là ông đã ghi spam vào các cuốn sách lịch sử và được tưởng nhớ mỗi 5 năm một lần.
Từ gốc của “spam” đối với ý nghĩa là những thông điệp không được người nhận mong muốn là một cái gì đó lộn xộn, rối ren. Tuy nhiên, theo blogger công nghệ có ảnh hưởng (ở Mỹ) Brad Templeton, nói chung nó được tin là liên quan đến một chương trình hài trên truyền hình Monty Python, ở đó các nhân vật sẽ hát lặp lại từ “spam” để làm những người khác tức giận. Vào đầu những năm 1990, khi các diễn đàn trực tuyến nhanh chóng trở nên phổ biến, có một mốt nổi lên là gửi những từ của bài hát spam của Python cho số lượng lớn người cùng một lúc. Do vậy, “spam” nhanh chóng được gán với bất kỳ vụ phát tán thông điệp không được mong đợi quy mô lớn. Những người khác nhắc nhở rằng từ này giả thiết được tạo ra từ những chữ cái đầu của cụm từ một thông báo gửi tới tất cả “single post to all messagebases".
Năm 2003, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật kiểm soát tiếp thị và sách ảnh khiêu dâm không mong muốn CAN-SPAM. Đạo luật yêu cầu các tổ chức, cá nhân đáp ứng các đòi hỏi nhất định trước khi gửi email hàng loạt và họ phải để người dùng có khả năng từ chối những email trong tương lai.
Sau khi luật có hiệu lực, năm 2004, Chủ tịch Microsoft Bill Gates nói ông tin Internet sẽ thoát khỏi spam vào ănm 2006. Thực tế, theo một số dự tính, spam vẫn chiếm đến 90% của tất cả email được gửi đi.
Spam được sử dụng phổ biến nhất là bán hoặc quảng cáo sản phẩm với hy vọng rằng một số người đọc tin nhắn sẽ bị thuyết phục. Chi phí gửi đi hàng triệu email rất nhỏ và kết quả thu được lại tiềm năng, thậm chí chỉ 1% phản hồi cũng được đánh giá là kẻ spam chuyên nghiệp.
Ủy ban chứng khoán Mỹ đã phải tiến hành các cuộc điều tra việc nhiều người gửi email nói rằng có nhiều cổ phiếu thông thường (dưới $5) sẽ tăng. Việc này khiến nhiều người sử dụng mua cổ phiếu, làm cho giá cổ phiếu bị thổi phồng giả tạo và sau đó những kẻ tạo spam bán cổ phiếu ra với giá cao.
Đã có nhiều vụ truy tố spam đáng kể ở Mỹ và một số kẻ đã phải nhận án tù. Song hàng trăm kẻ tạo spam vẫn tiếp tục công việc của mình.
Sản phẩm thực phẩm của hãng Hormel (Mỹ) nhãn hiệu Spam đã có tuổi thọ 50 năm trên kệ bán hàng. Còn spam điện tử, có lẽ sẽ có tuổi thọ lâu hơn nhiều.
▪ Cảnh sát “hi-tech” (28/04/2008)
▪ Yahoo! Music Việt Nam bất ngờ ra mắt (28/04/2008)
▪ Sao Khuê 2008 không có hạng 5 sao (28/04/2008)
▪ Steve Ballmer: 'Nếu muốn, XP sẽ được gia hạn' (28/04/2008)
▪ Yahoo! "gật đầu" với Microsoft? (25/04/2008)
▪ Hàng kỹ thuật số: Xách tay “hích” chính hãng (25/04/2008)
▪ Malware mới tấn công website chỉ trong 5 giây (24/04/2008)
▪ 5 laptop sexy nhất 2008 (24/04/2008)
▪ 10 công cụ giao tiếp online được yêu thích nhất (23/04/2008)
▪ Thương hiệu Google giá 86 tỉ USD (22/04/2008)