Một buổi tuyên truyền cho bệnh nhân HIV |
Đại diện Cục Phòng chống HIV /AIDS, Bộ Y tế cho biết: HIV/AIDS đang lan theo hướng chuyển từ thành phố, các tỉnh đồng bằng, có điều kiện kinh tế lên các tỉnh miền núi, biên giới với tốc độ nhanh đến chóng mặt. Sự đổi ngôi này được thể hiện bằng danh sách 10 tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV /AIDS cao nhất nước. Ngoài những địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV /AIDS cao như TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh... thì sự xuất hiện của Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Yên Bái... trong biểu đồ phát triển đã cho thấy, tình trạng lây nhiễm HIV /AIDS phức tạp và trên phương diện quản lý Nhà nước là rất đáng lo ngại. 5 tỉnh miền núi đã nêu ở trên, tỷ lệ người nhiễm HIV /AIDS là 0,3%, tức vượt ngưỡng cho phép, tức cao hơn nhiều so với chỉ số giới hạn của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV /AIDS. Đơn cử, theo số liệu của Trung tâm Phòng chống HIV /AIDS Điện Biên, thì tính đến hết tháng 8.2008, toàn tỉnh đã phát hiện 76/106 xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV /AIDS. Đặc biệt, có những xã thuộc diện nghèo nhất tỉnh cũng có người nhiễm HIV. Bác sỹ Cao Kim Thoa, Trung tâm Phòng chống HIV /AIDS Điện Biên đã phải buồn bã thốt lên: Không ngờ tình hình lây nhiễm HIV /AIDS ở Điện Biên lại phức tạp và nhanh đến mức như vậy. Chỉ riêng tháng 8.2008, phát hiện hơn 600 trường hợp nhiễm mới, chỉ trong tháng 8 đến nay, trung bình mỗi ngày phát hiện từ 5 đến 6 trường hợp nhiễm HIV /AIDS mới. Đến nay, toàn tỉnh Điện Biên đã có hơn 2.700 trường hợp xác định chính xác là nhiễm HIV /AIDS.
Từ trước đến nay, trong chính suy nghĩ của các nhà quản lý và người dân đều cho rằng, ở miền núi làm gì có hoạt động mại dâm, có tiêm chích chất ma tuý mà lây lan HIV /AIDS. Người dân miền núi, nhất là phụ nữ dân tộc rất ngượng ngùng khi nói chuyện những vấn đề liên quan đến tình dục. Những tờ rơi quảng cáo, hướng dẫn tránh lây nhiễm qua đường tình dục hầu như không có tác dụng. Phần thì không biết đọc nên không quan tâm, phần thì ngượng không đề cập đến chuyện đó. Vậy, HIV/AIDS lây lan từ đâu và vào bằng con đường nào? Nhiều ý kiến cho rằng, nó xuất phát từ đàn ông. Họ đi ra ngoài bản, họ nghiện hút... Họ mang cái chết được báo trước về nhà và gieo rắc cho người thân. Chị Lý Thị Phềnh (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), đã 4 lần đưa chồng đi cai nghiện ma tuý tâm sự: "Tôi chỉ biết là chồng nghiện ma tuý thôi, còn nghiện do tiêm chích, hút hay gì đó thì tôi không biết. Một số bạn nghiện của chồng tôi, cán bộ xã nói, họ bị “con ết chui” vào người. Tôi không biết “con ết” như thế nào, nếu người mắc “con ết” đó thì sẽ bị bệnh gì"??? Không riêng gì chị Phềnh mà rất nhiều phụ nữ ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa cũng chưa hiểu gì về “con ết”. Lỗ hổng ở đây là công tác tuyên truyền hay trách nhiệm thuộc về lãnh đạo địa phương đã không làm tròn công tác quản lý địa bàn? Có rất nhiều lý do được đưa ra để “mổ xẻ” và câu hỏi "làm thế nào để “con ết” không thể ngược ngàn lây lan", vẫn còn bỏ ngỏ.
Quế Ngân - http://doisongphapluat.com.vn/
▪ Sinh viên: Vui nhậu, buồn cũng nhậu! (03/10/2008)
▪ Người vợ gieo rắc HIV cho chồng con (02/10/2008)
▪ Vào rừng xem gái mại dâm thành 'tiên nữ' (01/10/2008)
▪ Dễ như... chụp ảnh "nuy" (01/10/2008)
▪ Giới trẻ đờ đẫn vì nhạc "đen" (01/10/2008)
▪ Teen “vui vẻ” nhanh gọn trong WC (01/10/2008)
▪ Shisha - thú 'vui' của giới trẻ Hà Thành (29/09/2008)
▪ Cám cảnh đàn ông "bán hoa" (29/09/2008)
▪ Nữ sinh “ẩu đả”: Xem cho vui!? (26/09/2008)
▪ Sốc vì một trào lưu lạ của giới trẻ (24/09/2008)