Sĩ quan cảnh sát Soo Lai Choon, Trưởng phòng tội phạm công nghệ của Lực lượng cảnh sát Singapore, đánh giá "web đen" không thay đổi cách phạm tội hiện nay nhưng cung cấp sự tiếp cận những thứ bị cấm, như vũ khí, ma túy và thông tin thẻ tín dụng bị đánh cắp. "Truy cập "web đen" không khác gì các trang web bình thường nhưng gần như mọi giao dịch trên đó đều bất hợp pháp" - sĩ quan Choon khẳng định.
Trong khi đó, những người khác cho rằng đôi khi "web đen" có thể mở rộng quy mô tội ác. Theo ông Rick McElroy, chiến lược gia tại Công ty An ninh số Carbon Black (Mỹ), "web đen" giúp các băng nhóm tội phạm đa dạng hóa hoạt động khi chuyển sang phạm tội trên mạng.
Chẳng hạn, bọn tội phạm khi lên mạng mua phần mềm tống tiền - loại chương trình độc hại cho phép tin tặc xâm nhập các máy tính và khóa chúng lại cho đến khi khổ chủ trả tiền chuộc - có thể nhận được cả "hướng dẫn sử dụng" chi tiết. Báo cáo gần đây của Công ty Carbon Black tiết lộ trị giá các giao dịch mua bán phần mềm tống tiền trên "web đen" đã tăng 25 lần trong giai đoạn 2016-2017, từ 300 nghìn USD lên hơn 6,2 triệu USD.
Theo The Straits Times
▪ 70% người nghiện ma túy dưới tuổi 35 (23/12/2017)
▪ Một đêm cùng 'đào bay' (19/12/2017)
▪ Báo động tỷ lệ người chuyển giới nữ có nguy cơ mắc HIV cao (13/12/2017)
▪ Vào chốn 'bay đêm' ở Đồng Nai (30/11/2017)
▪ Có 9.800 người nhiễm mới HIV trong năm 2017 (30/11/2017)
▪ Góc khuất nghề PR bar: Khi đi lộng lẫy khi về tả tơi (28/11/2017)
▪ Gần 3 nghìn trẻ em dân tộc thiểu số dưới 16 tuổi kết hôn (22/11/2017)
▪ Cần ngăn chặn tình trạng lạm dụng trẻ em đi ăn xin (21/11/2017)
▪ Ma túy đá 'tấn công' vùng nông thôn (16/11/2017)
▪ Lạm dụng Ritalin: Hiểm họa khôn lường (14/11/2017)