Cuộc sống của những người có HIV vốn dĩ đã khó khăn nhưng điều mà người có HIV khó vượt qua đó chính là sự kỳ thị, phân biệt đối xử hay thiếu trách nhiệm từ các nhân viên y tế. | |||
Cuộc sống của những người có HIV vốn dĩ đã khó khăn, khi họ phải đối mặt với bệnh tật, với những nỗi lo thường nhật như sức khoẻ giảm sút, có tiền để mua thuốc điều trị…Nhưng điều mà người có HIV khó vượt qua đó chính là sự kỳ thị, phân biệt đối xử hay thiếu trách nhiệm từ các nhân viên y tế. “Có lần em đi khám, khi bác sỹ nhìn bệnh án biết em có HIV, em bắt gặp ánh mắt rất thiếu thiện cảm mà bác sỹ dành cho mình. Mọi cử chỉ và lời nói của bác sỹ đều thay đổi 180 độ”. Nguyễn Thị Y (Nhóm Vì ngày mai Tươi sáng Thái Nguyên) kể lại cảm giác của mình khi bị phân biệt đối xử.Từ năm 2005, cùng với việc cung cấp thuốc điều trị kháng virus (ARV) cho tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước của Chương trình Quốc gia, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế các địa phương triển khai chương trình cung cấp một số loại thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội cho những người có HIV. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện tốt nhiệm vụ này. Thanh (28 tuổi) trưởng nhóm Vì tương lai tương sáng Nam Định cho biết: “Hiện tại trong nhóm VNMTS Nam Định có gần 30 người đang được điều trị bằng thuốc ARV miễn phí, nhưng mỗi lần ốm đau hoặc gặp những bệnh nhiễm trùng cơ hội thì họ luôn phải tự bỏ tiền để mua thuốc vì không thể nhận được thuốc miễn phí này từ TT Y tế dự phòng hay bệnh viện tỉnh. NCH luôn nhận được câu trả lời từ phía các bác sỹ là trong kho hết thuốc hoặc là phải chờ đợi quá lâu và trải qua rất nhiều thủ tục thì mới có thể nhận được một vài viên thuốc”.
Ngay cả đối với các em nhỏ có H cũng không là ngoại lệ. Một gia đình ỏ TP Nam Định có 3 người con đều đã chết vì HIV/AIDS, chỉ còn 2 ông bà nội đang nuôi cô cháu gái nhỏ 5 tuổí có H. Cháu bé bị sốt gần một tháng nay nhưng 5 ngày gần đây thì sốt rất cao và không muốn ăn uống gì. Các thành viên nhóm VNMTS đã đưa cháu đến TT y tế dự phòng TP nhưng không hề nhận được một viên thuốc nào.
Nhà quá nghèo, ông bà cháu lại không có lương hưu nên họ phải đi vay tiền của những người hàng xóm để mua thuốc điều trị cho cháu bé. Thuốc hạ sốt là Paracetamol, một trong những thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu mà Bộ Y tế yêu cầu luôn phải có trong kho nhằm cung cấp miễn phí cho các bệnh nhân là NCH khi có nhu cầu, nhưng ở đây gia đình vẫn phải bỏ tiền ra mua vì không thể nhận được từ phía y tế TP.
Hãy bắt đầu bằng hành động. Tại sao lại có sự kỳ thị như vậy từ những cơ sở y tế ? Hơn ai hết các bác sỹ, y tá, nhân viên y tế hiểu rõ các con đường lây truyền và các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS, đáng nhẽ họ phải là những người đầu tiên chia sẻ khó khăn và hỗ trợ, giúp đỡ cho NCH thay vì có những hành động phân biệt, đối xử. Để giảm thiểu sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, trước tiên, hệ thống y tế chăm sóc người nhiễm HIV cần thay đổi thái độ, cách cư xử đối với người bệnh. Nên xoá bỏ các rào cản trong việc cung cấp dịch vụ đối với bệnh nhân có HIV như việc cách ly ra khu riêng biệt trong các cơ sở y tế hoặc gây khó khăn trong việc cấp thuốc điều trị. Luật phòng, chống HIV/AIDS đã có hiệu lực, mà một trong những điều của Luật là không được phân biệt, kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV. Hy vọng rằng, khi Luật đi vào cuộc sống, vấn đề phân biệt đối xử, kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS sẽ được cải thiện ngay trong những hành động của chính chúng ta. Chỉ có giang tay chia sẻ tình thân ái với những người nhiễm HIV/AIDS thì sự kỳ thị, phân biệt đối xử mới phần nào được giảm thiểu. Tuấn Đạt |
▪ "Xóm AIDS" Đá Bạc (25/11/2008)
▪ Quận Ðồ Sơn nỗ lực phòng, chống HIV/AIDS (24/11/2008)
▪ HIV: Đừng vô cảm (22/11/2008)
▪ "Vâng, tôi là người nhiễm HIV" (21/11/2008)
▪ Xem và bầu chọn tranh ảnh đẩy lùi HIV/AIDS (20/11/2008)
▪ Người ông! (20/11/2008)
▪ Thanh niên xung kích chống kỳ thị HIV/AIDS (19/11/2008)
▪ Những tấm lòng cùng chung một đích đến (19/11/2008)
▪ Chúng tôi đã chọn nghề này (18/11/2008)
▪ Không quay lưng lại với cuộc đời (18/11/2008)