Thành viên nhóm Nụ Cười (nhóm những người nhiễm HIV) đang tặng quà cho trẻ em nghèo.
Khi chúng ta vô cảm
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến, điều phối viên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho dự án phòng chống HIV trong môi trường làm việc cho biết: “Ngay cả những người có học cũng mơ hồ về căn bệnh này và có những hành xử, thái độ không đúng đối với những người bị nhiễm HIV”.
Những người bị nhiễm HIV cũng là con người, luật pháp cũng quy định họ cũng có quyền kết hôn, sinh con và được hưởng mọi quyền lợi lao động như bao người khác. Hơn ai hết, họ cần được sự quan tâm của cộng đồng và chia sẻ của các tổ chức xã hội, giúp họ có nhận thức và hành động đúng. Các thành viên nhóm Nụ Cười dù biết mang trong mình căn bệnh thế kỷ, nhưng họ luôn ý thức được những gì mình làm và ra sức giúp đỡ cộng đồng. Hơn ai hết, họ hiểu nỗi đau và cảm giác bị xa lánh khi bị HIV, vì vậy họ chia sẻ, giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ, giúp họ có điểm tựa tinh thần và nhận thức, hành động đúng trước căn bệnh của mình. Chị T. bị nhiễm HIV và giờ đang là thành viên nòng cốt của nhóm Tự Lực, giúp đỡ cho những bệnh nhân bị HIV. Không ai nghĩ chị, một người đang bị nhiễm HIV vẫn có thể tự mình đi làm, nuôi nấng đứa con trai và tự tin đứng trước hội thảo về HIV nói về những kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình đã trải nghiệm. Người phát hiện bị nhiễm HIV tại Việt Nam đầu tiên vào năm 1990 là một người phụ nữ, hiện vẫn còn sống. Để bảo vệ người này, tôi xin phép không được tiết lộ thông tin, nhưng có một điều tôi muốn đề cập để chứng minh rằng HIV không phải là dấu chấm hết cho cuộc sống. Người phụ nữ đó hiện đang sống tại TP.HCM, có cuộc sống bình thường như bao người khác và được ngành y tế chăm sóc sức khỏe đầy đủ, chị T. chia sẻ.
Doanh nghiệp còn mơ hồ
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp còn mơ hồ về việc sử dụng người lao động bị nhiễm HIV, có thái độ kỳ thị phân biệt, đối xử sai trái là vì không nắm rõ Luật lao động. Điều 14 của Luật phòng chống HIV quy định, doanh nghiệp không được gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động, ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công tác, từ chối nâng lương, không đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động bị nhiễm HIV. Và quy định quan trọng nhất trong điều luật này mà theo bác sĩ Hoàng Yến, các doanh nghiệp đã vi phạm khá nhiều: không được yêu cầu xét nghiệm HIV, tiết lộ thông tin người bị bệnh, từ chối tuyển dụng trừ trường hợp những số ngành chính phủ bắt buộc xét nghiệm HIV. Theo số liệu của Ủy ban Phòng chống AIDS/HIV, tính từ ca nhiễm đầu tiên đến nay Việt Nam có 280.000 người bị HIV, 53,6% trong số đó là lao động trẻ (20-29 tuổi). Như vậy, tác động của HIV đối với doanh nghiệp là rất lớn. Nếu doanh nghiệp không nâng cao nhận thức và có biện pháp phòng chống HIV ngay tại môi trường làm việc của doanh nghiệp mình thì chất lượng lao động sẽ giảm, năng suất lao động không hiệu quả… Nếu đứng về góc độ xã hội mà nói, doanh nghiệp là những người có trí thức và là đơn vị đóng góp vào sự phát triển của đất nước nên hơn ai hết, doanh nghiệp cần chia sẻ với cộng đồng. Và không chỉ riêng doanh nghiệp, bản thân mỗi người chúng ta cũng nên nhìn nhận lại cách nghĩ và thái độ của chúng ta khi đối xử với những người bị nhiễm HIV đã thật sự đúng hay chưa?
Hải Thanh
Theo Giaoduc.edu.vn
▪ "Vâng, tôi là người nhiễm HIV" (21/11/2008)
▪ Xem và bầu chọn tranh ảnh đẩy lùi HIV/AIDS (20/11/2008)
▪ Người ông! (20/11/2008)
▪ Thanh niên xung kích chống kỳ thị HIV/AIDS (19/11/2008)
▪ Những tấm lòng cùng chung một đích đến (19/11/2008)
▪ Chúng tôi đã chọn nghề này (18/11/2008)
▪ Không quay lưng lại với cuộc đời (18/11/2008)
▪ Cần lắm, những tấm lòng (17/11/2008)
▪ Cô bé nhiễm chất độc da cam muốn đến trường (17/11/2008)
▪ NHỮNG VÒNG TAY NHÂN ÁI, NƠI MẸ SINH RA CON (15/11/2008)