LHQ kêu gọi bang Goa chấm dứt kế hoạch bắt buộc xét nghiệm HIV
Các Website khác - 31/03/2006

Chủ nhiệm dự án phòng chống AIDS của LHQ tại Ấn Độ hôm thứ hai đã kêu gọi bang Goa từ bỏ các kế hoạch gây nhiều tranh gãi về việc bắt buộc các cặp vợ chồng chuẩn bị kết hôn phải làm xét nghiệm HIV.

Điều luật mới này sẽ đưa Goa trở thành bang đầu tiên của Ấn Độ, giải quyết ước tính có hơn 5 triệu người nhiễm HIV/AIDS, triển khai việc xét nghiệm HIV tiền hôn nhân. Ông Dayanand Narvekar, bộ trưởng bộ y tế của bang này cho biết, điều luật sẽ được chỉnh sửa trong phiên họp tháng bảy tới.

Với thái độ kỳ thị đối xử gắn kết với căn bệnh như thế và giá thuốc điều trị quá đắt đỏ, có rất ít người dân tình nguyện làm xét nghiệm HIV tại Ấn Độ, khiến nước này có nguy cơ sớm vượt qua Nam Phi hiện đang là nước có số ca nhiễm HIV lớn nhất thế giới.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Denis Broun, giám đốc quốc gia tổ chức UNAIDS khẳng định: "90% số người nhiễm HIV ở Ấn Độ vẫn chưa biết về tình trạng nhiễm HIV của mình, song việc bắt buộc xét nghiệm sẽ luôn là sự phản tác dụng".

Những lời chỉ trích khác xung quanh luật pháp này cho rằng, điều luật đó sẽ xâm phạm tự do cá nhân, bêu xấu toàn gia người bệnh và vô hình chung tạo ra thị trường đen cho các giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm giả. Việc yêu cầu bắt buộc xét nghiệm HIV tiền hôn nhân đã được đề xuất ở nhiều bang của Ấn Độ, song cho tới nay chưa từng thực hiện được.

Đòi hỏi bắt buộc xét nghiệm HIV là một vấn đề thường được viện tới khi các chính trị gia mong muốn tạo ra ấn tượng của một giải pháp kiên quyết phòng chống đại dịch. Những điều khoản trong dự luật của bang Goa sẽ cho phép thực hiện xét nghiệm bắt buộc và cách ly với những người nhiễm HIV dương tính.

Việc đề xuất xét nghiệm bắt buộc ở Goa sẽ đi ngược lại với chính sách về AIDS quốc gia vốn khuyến khích việc làm xét nghiệm tự nguyện dựa trên hiểu biết  và cho thấy sự thiếu điều phối giữa các cơ quan, tổ chức khác nhau trong nước.

Ông J.J. Dias, giám đốc dự án của Hội kiểm soát dịch AIDS bang Goa, một cơ sở thuộc Tổ chức kiểm soát đại dịch AIDS quốc gia của chính phủ trung ương nói: "Chúng tôi không hề ủng hộ vấn đề này và chúng ta nhất định phải có một cuộc thảo luận cấp nhà nước về vấn đề này".

Các tổ chức phi chính phủ cho rằng, việc tập trung các nguồn lực khan hiếm vào công tác xét nghiệm HIV bắt buộc tiền hôn nhân sẽ làm chệch hướng sự quan tâm chú ý của người dân với các dự án tuyên truyền về an toàn tình dục cũng như hiểu sai về tính an toàn trên giường ngủ.

Cô Tripti Tandon, văn phòng dự án cao cấp tại Lawyers’ Collective, một tổ chức phi chính phủ chuyên về HIV và luật pháp cho biết, giấy chứng nhận không nhiễm HIV sẽ hạn chế khả năng trao đổi về vấn đề tình dục với chồng khi nghi ngờ đức lang quân có biểu hiện không chung thuỷ.

Cô Tandon nói: "Nó sẽ trở thành thử nghiệm luôn về độ trong trắng cũng như một tấm bằng chứng nhận tính cách của người phụ nữ".

Nhóm đại diện quyền tự do cá nhân tranh biện rằng, việc cho phép thực hiện xét nghiệm bắt buộc trong một bối cảnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm sẽ trở thành yêu cầu trên thực tiễn với công việc và tiếp cận điều kiện chăm sóc y tế.

Naco đã xác định 6 bang của Ấn Độ có tỉ lệ lây nhiễm cao, đây là các bang mà tỉ lệ lây nhiễm trong các nhóm có nguy cơ cao vượt quá 5% và 1% trong số phụ nữ tiền sinh, nhóm người đại diện cho dân số nói chung. Trong số sáu bagn này, bốn bang nằm kề nhau là Tamil Nadu, Maharashtra, Karnataka và Andhra Pradesh thì nguyên nhân lây nhiễm đại dịch chủ yếu là gái mại dâm. Ở Manipur và Nagaland, giáp ranh với Miến Điện thì nguyên nhân lây nhiễm chủ yếu lại là đối tượng tiêm chích ma tuý.

Nằm giữa Karnataka và Maharashtra, Goa là bang nằm trên tuyến đầu của cuộc chiến chống đại dịch HIV/AIDS của Ấn Độ. Các chuyên gia khẳng định, đất nước vùng Đông Á này đang ở đỉnh chóp khó khăn và có nhu cầu cấp thiết tăng cường các chương trình phòng chống lớn nhất như đã có ở nhiều nơi trên thế giới.

So với một số quốc gia ở miền nam châu Phi, nơi có tỉ lệ nhiễm HIV vào khoảng 20 – 30% thì Ấn Độ với tỉ lệ lây nhiễm ước chừng khoảng 0.9% trong nhóm dân trưởng thành thì có vẻ chưa phải là đỉnh điểm của đại dịch. Song với số dân đông, trên 1 tỉ người, thì cái 0,9% đó cũng là vấn đề rất đáng lo ngại cho nguồn lực tài chính và hệ thống y tế vốn đã quá tải của đất nước này.

Đỗ Dương theo http://news.ft.com