Nơi “chắp cánh” về với nẻo thiện
Báo Tiếng chuông - 09/11/2016
Được sự đồng ý của UBND và Sở LĐTBXH TP Hà Nội, Cơ sở Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số 5 đã xây dựng Đề án thí điểm mô hình cai nghiện tự nguyện và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy tổ chức, tập huấn đào tạo cho cán bộ, cải tạo cơ sở vật chất, cải cách thủ tục tiếp nhận học viên.

 

 


Một buổi rèn luyện sức khỏe của các học viên Cơ sở Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội số 5 Hà Nội

 

Ngày 24/11/2014, UBND TP.Hà Nội ban hành Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ điều trị nghiện ma túy tự nguyện của Trung tâm.

Đơn vị được thành phố đầu tư cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại trên diện tích 35.000 m2 đảm bảo việc phục vụ chăm sóc, cắt cơn giải độc ma túy, dạy nghề, giải trí cho học viên cai nghiện tự nguyện và điều trị methadone. Đội ngũ y bác sĩ, nhân viên phục vụ được cử đi học và cấp chứng chỉ theo chương trình tập huấn do Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội phối hợp với Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương I tổ chức. Quy trình đăng ký cai nghiện tự nguyện được đăng ký nhanh gọn cộng với sự nhiệt tình của những người thầy nơi đây đã chiếm được niềm tin của người bệnh và gia đình khi gửi gắm con em.

Ngày 5/1/2015, đơn vị đã khai trương và đưa vào hoạt động cơ sở điều trị thay thế bằng methadone theo hình thức tự nguyện. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động và từ thực tế điều trị, người nghiện được thấy rõ tác dụng giúp giảm cảm giác thèm nhớ ma túy, phục hồi sức khỏe. Đặc biệt, khi điều trị họ vẫn lao động, học tập, sinh hoạt bình thường. Mặt khác, cán bộ chuyên môn tư vấn cho người bệnh và gia đình biết và tuân thủ quy định điều trị, kết hợp với xét nghiệm đột xuất để đánh giá thái độ hợp tác của họ. Ông Đỗ Trọng, Giám đốc Cơ sở chia sẻ: Do được tuyên truyền đúng đắn, mọi người đã hiểu về lợi ích của methadone nên chỉ 3 ngày đầu mở cửa đã có 81 người đăng ký. Sau nửa tháng đã có hơn 200 người đến đăng ký điều trị.

Qua hơn một năm triển khai Đề án chuyển đổi đến nay, Cơ sở đã tiếp nhận 1.460 học viên vào cai nghiện tự nguyện, 128 trường hợp điều trị methadone. Tổ tiếp nhận được thành lập, đặt địa điểm tại nơi tiếp dân nhằm thuận tiện cho người nghiện và gia đình đến làm thủ tục. Quá trình tiếp nhận, đơn vị bố trí cán bộ tư vấn về hình thức cai và chế độ, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia. Cán bộ hồ sơ kiểm tra rà soát thủ tục hành chính và ký hợp đồng cai nghiện tự nguyện với người nghiện. Sau đó người nghiện được khám sức khỏe ban đầu, xét nghiệm tìm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện. Việc phân loại ban đầu được chú trọng theo hướng sàng lọc về loại ma túy, mức độ, thời gian sử dụng, độ tuổi để bố trí nơi sinh hoạt và phác đồ điều trị phù hợp. Phân công cán bộ bảo vệ kiểm tra, phát hiện chống thẩm lậu ma túy từ ngoài vào nơi điều trị và cấp phát tư trang cho bệnh nhân.

Học viên cai nghiện tự nguyện, được cắt cơn và chăm sóc sức khỏe theo quy trình 15 ngày. Trong 5 ngày đầu, họ được điều trị tích cực bằng phác đồ an thần kinh. 10 còn lại, được theo dõi sức khỏe kết hợp với tư vấn, điều trị phối hợp giữa dùng thuốc với vật lý trị liệu, rèn luyện thân thể và học tập nội quy. Sau đó, bệnh nhân chuyển về Phòng Tư vấn - giáo dục để tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm và học tập các chuyên đề do Sở LĐTBXH biên soạn trang bị kỹ năng sống nhằm dự phòng tái nghiện.

Để đảm bảo tốt về cơ sở vật chất cho học viên trong thời gian điều trị, ngoài kinh phí thành phố hỗ trợ, đơn vị còn huy động thêm sự đóng góp của gia đình nhằm giúp học viên yên tâm rèn luyện tiến bộ. Cơ sở đã cải tạo khu nhà công vụ thành “buồng hạnh phúc” là nơi để học viên gặp gỡ cha mẹ, vợ con, từ đó khiến gia đình phấn khởi mỗi khi đến thăm. Khi hết hợp đồng cai nghiện tự nguyện, Cơ sở bàn giao người cho gia đình cùng tư trang, kết quả xét nghiệm, giấy chứng nhận cai nghiện tự nguyện và làm biên bản thanh lý hợp đồng. Các tổ kết nối cộng đồng của đơn vị liên hệ với chính quyền sở tại tiếp nhận, tạo điều kiện giúp người sau cai trở về sớm ổn định cuộc sống.

Ông Đỗ Trọng, Giám đốc cơ sở cho biết, để nâng cao chất lượng công tác điều trị trong thời gian tới, ngoài nguồn ngân sách được cấp, Trung tâm mong muốn nhận được nguồn vốn xã hội hóa do gia đình và xã hội đóng góp để nâng cao chất lượng công tác điều trị, phục hồi cũng như sự hỗ trợ của các công ty, xí nghiệp trong việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho học viên sau khi trở về với xã hội. Cần sự hợp tác của các ban ngành, đoàn thể nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về điều trị thay thế, cai nghiện tự nguyện. Bên cạnh đó đơn vị cần quan tâm động viên cán bộ, nhân viên làm tốt công tác khám, sàng lọc, phát hiện các trường hợp dương tính với HIV để đưa vào danh sách điều trị riêng. Trong trường hợp, bệnh nhân chuyển nơi điều trị thì đưa danh sách về cơ sở mới để họ tiếp tục được tham gia chương trình giảm hại. 

Thành công bước đầu của Cơ sở Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số 5 Hà Nội là sự ghi nhận hướng đi tích cực, đúng đắn của Đề án đổi mới công tác cai nghiện của nước ta hiện nay. Sự chu đáo, thân thiện của cán bộ, nhân viên nơi đây đã và đang là nhân tố quan trọng giúp học viên thêm quyết tâm sửa chữa lỗi lầm, vươn lên trở người có ích cho gia đình và xã hội.

 


 

Một buổi rèn luyện sức khỏe của các học viên Cơ sở Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội số 5 Hà Nội

 

Đơn vị được thành phố đầu tư cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại trên diện tích 35.000 m2 đảm bảo việc phục vụ chăm sóc, cắt cơn giải độc ma túy, dạy nghề, giải trí cho học viên cai nghiện tự nguyện và điều trị methadone. Đội ngũ y bác sĩ, nhân viên phục vụ được cử đi học và cấp chứng chỉ theo chương trình tập huấn do Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội phối hợp với Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương I tổ chức. Quy trình đăng ký cai nghiện tự nguyện được đăng ký nhanh gọn cộng với sự nhiệt tình của những người thầy nơi đây đã chiếm được niềm tin của người bệnh và gia đình khi gửi gắm con em.

Ngày 5/1/2015, đơn vị đã khai trương và đưa vào hoạt động cơ sở điều trị thay thế bằng methadone theo hình thức tự nguyện. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động và từ thực tế điều trị, người nghiện được thấy rõ tác dụng giúp giảm cảm giác thèm nhớ ma túy, phục hồi sức khỏe. Đặc biệt, khi điều trị họ vẫn lao động, học tập, sinh hoạt bình thường. Mặt khác, cán bộ chuyên môn tư vấn cho người bệnh và gia đình biết và tuân thủ quy định điều trị, kết hợp với xét nghiệm đột xuất để đánh giá thái độ hợp tác của họ. Ông Đỗ Trọng, Giám đốc Cơ sở chia sẻ: Do được tuyên truyền đúng đắn, mọi người đã hiểu về lợi ích của methadone nên chỉ 3 ngày đầu mở cửa đã có 81 người đăng ký. Sau nửa tháng đã có hơn 200 người đến đăng ký điều trị.

Qua hơn một năm triển khai Đề án chuyển đổi đến nay, Cơ sở đã tiếp nhận 1.460 học viên vào cai nghiện tự nguyện, 128 trường hợp điều trị methadone. Tổ tiếp nhận được thành lập, đặt địa điểm tại nơi tiếp dân nhằm thuận tiện cho người nghiện và gia đình đến làm thủ tục. Quá trình tiếp nhận, đơn vị bố trí cán bộ tư vấn về hình thức cai và chế độ, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia. Cán bộ hồ sơ kiểm tra rà soát thủ tục hành chính và ký hợp đồng cai nghiện tự nguyện với người nghiện. Sau đó người nghiện được khám sức khỏe ban đầu, xét nghiệm tìm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện. Việc phân loại ban đầu được chú trọng theo hướng sàng lọc về loại ma túy, mức độ, thời gian sử dụng, độ tuổi để bố trí nơi sinh hoạt và phác đồ điều trị phù hợp. Phân công cán bộ bảo vệ kiểm tra, phát hiện chống thẩm lậu ma túy từ ngoài vào nơi điều trị và cấp phát tư trang cho bệnh nhân.

Học viên cai nghiện tự nguyện, được cắt cơn và chăm sóc sức khỏe theo quy trình 15 ngày. Trong 5 ngày đầu, họ được điều trị tích cực bằng phác đồ an thần kinh. 10 còn lại, được theo dõi sức khỏe kết hợp với tư vấn, điều trị phối hợp giữa dùng thuốc với vật lý trị liệu, rèn luyện thân thể và học tập nội quy. Sau đó, bệnh nhân chuyển về Phòng Tư vấn - giáo dục để tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm và học tập các chuyên đề do Sở LĐTBXH biên soạn trang bị kỹ năng sống nhằm dự phòng tái nghiện.

Để đảm bảo tốt về cơ sở vật chất cho học viên trong thời gian điều trị, ngoài kinh phí thành phố hỗ trợ, đơn vị còn huy động thêm sự đóng góp của gia đình nhằm giúp học viên yên tâm rèn luyện tiến bộ. Cơ sở đã cải tạo khu nhà công vụ thành “buồng hạnh phúc” là nơi để học viên gặp gỡ cha mẹ, vợ con, từ đó khiến gia đình phấn khởi mỗi khi đến thăm. Khi hết hợp đồng cai nghiện tự nguyện, Cơ sở bàn giao người cho gia đình cùng tư trang, kết quả xét nghiệm, giấy chứng nhận cai nghiện tự nguyện và làm biên bản thanh lý hợp đồng. Các tổ kết nối cộng đồng của đơn vị liên hệ với chính quyền sở tại tiếp nhận, tạo điều kiện giúp người sau cai trở về sớm ổn định cuộc sống.

Ông Đỗ Trọng, Giám đốc cơ sở cho biết, để nâng cao chất lượng công tác điều trị trong thời gian tới, ngoài nguồn ngân sách được cấp, Trung tâm mong muốn nhận được nguồn vốn xã hội hóa do gia đình và xã hội đóng góp để nâng cao chất lượng công tác điều trị, phục hồi cũng như sự hỗ trợ của các công ty, xí nghiệp trong việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho học viên sau khi trở về với xã hội. Cần sự hợp tác của các ban ngành, đoàn thể nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về điều trị thay thế, cai nghiện tự nguyện. Bên cạnh đó đơn vị cần quan tâm động viên cán bộ, nhân viên làm tốt công tác khám, sàng lọc, phát hiện các trường hợp dương tính với HIV để đưa vào danh sách điều trị riêng. Trong trường hợp, bệnh nhân chuyển nơi điều trị thì đưa danh sách về cơ sở mới để họ tiếp tục được tham gia chương trình giảm hại. 

Thành công bước đầu của Cơ sở Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số 5 Hà Nội là sự ghi nhận hướng đi tích cực, đúng đắn của Đề án đổi mới công tác cai nghiện của nước ta hiện nay. Sự chu đáo, thân thiện của cán bộ, nhân viên nơi đây đã và đang là nhân tố quan trọng giúp học viên thêm quyết tâm sửa chữa lỗi lầm, vươn lên trở người có ích cho gia đình và xã hội.