![]() |
Người nghiện tại cộng đồng. Ảnh Nhật Thy |
Tính đến 30/9/2017, cả nước có 26/63 tỉnh, thành phố đã triển khai và hàng năm tổ chức cai nghiện cho trên 7.000 lượt người tại gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay tính sẵn có dịch vụ chưa được bảo đảm, nên người nghiện còn gặp khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ điều trị cai nghiện tại cộng đồng; công tác chỉ đạo, điều hành ở địa phương còn thiếu quyết liệt; thiếu cơ sở vật chất; thiếu nhân lực và hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ; hoạt động chủ yếu mới dừng lại ở khâu cắt cơn, thiếu các giải pháp quản lý, hỗ trợ sau giai đoạn cắt cơn; thiếu chính sách hỗ trợ người cai nghiện tự nguyện nên không khuyến khích được nhiều người tự nguyện tham gia.
Thực tế một số địa phương đã làm tốt công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và hỗ trợ cho người cai nghiện tự nguyện thì kết quả bước đầu là rất tích cực: Nhận thức của người cai nghiện cao hơn; giảm tần suất sử dụng ma túy; sức khỏe của người cai nghiện khá hơn; người cai nghiện được gia đình tin tưởng, xã hội giảm kỳ thị hơn; giảm kinh phí của nhà nước trong việc lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc và kinh phí cho các hoạt động bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở cộng đồng; giảm chi phí do sử dụng trái phép chấtma túy… Đặc biệt, tình hình an ninh trật tự tại địa bàn chuyển biến tốt, tội phạm liên quan đến ma túy giảm.
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện đa dạng các biện pháp cai nghiện, điều trị nghiện, trong đó đẩy mạnh cai nghiện tại cộng đồng. Tuy nhiên, như vậy thì người nghiện ma túy ở cộng đồng luôn rất lớn, nếu cai nghiện tại gia đình, công đồng không được tổ chức hiệu quả thì hệ quả là trật tự và an toàn xã hội khó được bảo đảm. Đồng thời, tăng cường cai nghiện tại gia đình và cộng đồng mà vẫn làm như hiện nay sẽ làm tăng áp lực công việc lên chính quyền cấp xã và tăng chi ngân sách cấp cơ sở.
Nhật Thy
▪ 3 phương án để người chuyển giới được pháp luật công nhận (28/06/2018)
▪ Quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí của người nhiễm HIV (22/06/2018)
▪ Từ ‘con nghiện’ trở thành Giám đốc thành đạt (20/06/2018)
▪ Sớm đưa người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng (19/06/2018)
▪ Sự day dứt của người đàn bà 20 năm trốn truy nã ma túy (11/05/2018)
▪ Kết nối dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS giữa cơ sở y tế và trại giam (20/04/2018)
▪ Người đi ‘vá’ những tâm hồn của trẻ nhiễm HIV (19/04/2018)
▪ Người chuyển giới vẫn đang phải sống và làm việc sau ánh sáng (12/04/2018)
▪ Công khai đồng tính với gia đình tại Việt Nam quá khó? (26/03/2018)
▪ Chuyện những đứa con tử tù (07/03/2018)