Hôm chủ nhật vừa qua (3/7), UNICEF, Tổ chức y tế quốc tế gia đình (Family Health International - FHI) và tổ chức cứu giúp trẻ em vương quốc Anh đã nhóm họp và kêu gọi các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hãy hành động nhiều hơn nữa để có thể bảo vệ, chăm sóc và hỗ trợ cho các em nhỏ trong khu vực trước những tàn phá khốc liệt mà đại dịch đang gây ra cho các em.
Trong phiên họp tại Hội nghị quốc tế lần thứ bảy về AIDS tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương diễn ra ở Kobe, thành phố phía tây Nhật Bản, một nghiên cứu đã cho biết, hiện nay, tại khu vực kinh tế linh hoạt này có tới 1,5 triệu em là trẻ mồ côi do cả bố lẫn mẹ đã mất bởi căn bệnh thế kỷ.
Cùng với con số 1,5 triệu trẻ em rất đáng lo ngại đó, theo thống kê, vào cuối năm 2004 còn có 121,000 đưa trẻ khác nhiễm HIV/AIDS tại khu vực này, và chỉ tính riêng năm ngoái đã có 47,000 ca nhiễm mới.
Ba tổ chức nói trên đã khẩn thiết kêu gọi chính phủ của các quốc gia trong khu vực cần phải hành động ngay, hành động hiệu quả để có thể cung cấp kịp thời những dịch vụ chăm sóc, chữa trị tới các em nhỏ.
Cả ba tổ chức nhất trí với quan điểm: "Chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới sự miệt thị, thành kiến trong ứng xử của cộng đồng đối với những đứa trẻ nhiễm HIV/AIDS hay chịu sự ảnh hưởng của căn bệnh quái ác này".
Việc đảm bảo cho các em nhận được những quan tâm chăm sóc cần thiết không chỉ là một sự ưu tiên mang tính nhân đạo mà còn là một vấn đề cốt yếu trong công cuộc phòng chống AIDS ở cấp độ quốc gia và toàn cầu".
Cũng theo những kết quả nghiên cứu của ba tổ chức trên đưa ra thì thực trạng tiếp cận với thuốc điều trị bệnh của trẻ là vô cùng thiếu thốn. Trong khi có đến 35,000 trẻ có nhu cầu dùng thuốc chống virus tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thì chỉ có một phần rất nhỏ trong số ấy nhận được thuốc.
Cũng tương tự như thế, có hơn 1/4 trong số một triệu em cần phải dùng đến Cotrimoxazole ), một loại thuốc kháng khuẩn rất hiệu quả giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV, thì chỉ có một vài em được dùng loại thuốc này.
Theo UNICEF thì hầu hết các chính phủ trong vùng đã có những chính sách và chiến lược hành động quốc gia nhằm giải quyết vấn đề HIV/AIDS và trẻ em. Tuy nhiên cũng chỉ có một vài quốc gia có được một chiến lược chăm lo, bảo vệ cho những em mồ côi hay có nguy cơ nhiễm AIDS cao cũng như không có nhiều các chương trình chăm sóc toàn diện cho những em và gia đình nhiễm HIV dương tính.
Dưới tác động của đại dịch HIV/AIDS, trẻ bị mất mát rất nhiều về mặt tình cảm, chúng phải gánh chịu nỗi cô đơn, sự sỉ nhục, cuộc sống trầm cảm và lo lắng. Trước thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử, chúng thường có xu hướng bỏ học, buông xuôi trước tương lai của chính mình.
Kinh nghiệm công tác nhiều năm với trẻ em đã chứng tỏ rằng, cách tốt nhất để bảo vệ các em chính là tạo cho các em điều kiện được sống với những người họ hàng hay cùng với các thành viên trong gia đình mở rộng ở chính cộng đồng của các em. UNICEF, FHI và Save the Children UK khuyến khích các giải pháp chăm sóc trẻ em đa dạng, trẻ có thể sống cùng với họ hàng, với các thành viên gia đình khác, với cha mẹ nuôi hoặc với những người có trách nhiệm chăm sóc các em.
▪ Ấn Độ: Vi phạm trong bệnh viện phụ sản (05/07/2005)
▪ Ấn Độ: Tổ chức đám cưới cho cặp vợ chồng nhiễm HIV (04/07/2005)
▪ Thay đổi quan trọng trong điều luật cấp visa cho người tạm trú ở Canada (01/07/2005)
▪ Châu Á: Thành kiến xã hội cản trở công tác phòng chống AIDS (01/07/2005)
▪ Tình yêu trở thành sức mạnh chống Aids (29/06/2005)
▪ Con đường hoàn lương đầy gian nan của người nghiện (26/06/2005)
▪ Mái ấm của những người bị lừa bán sang Trung Quốc (23/06/2005)
▪ Virginia: Quỹ hỗ trợ trẻ em vô gia cư nhiễm HIV (21/06/2005)
▪ Trung Quốc: Dự thảo luật chống phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV/AIDS (19/06/2005)
▪ Một cháu bé suýt bị đuổi khỏi làng vì nghi nhiễm HIV (07/06/2005)