Ngày 20/12, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổ chức gặp mặt đại diện các cơ quan trung ương, các tổ chức, đoàn thể để báo cáo hiện trạng giáo dục Việt Nam và dự thảo lần thứ 13 chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020.
Thực trạng giáo dục chưa được đánh giá sát thực?
Hiệu trưởng sẽ có toàn quyền tuyển dụng cũng như quyết định mức lương đối với mỗi giáo viên. Ảnh: Hồng Vĩnh
|
Cùng luồng ý kiến này, ông Dương Văn Sao (Ủy viên Đoàn chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam) phê phán dự thảo đặt ra các mục tiêu tới năm 2020 nhưng thiếu hẳn phần dự báo quy mô dân số, quy mô giáo viên, học sinh – sinh viên... trong tương lai.
Cũng theo GS Nguyễn Hữu Tăng, đánh giá thực trạng hiện nay của Bộ GD&ĐT chưa sát thực tế, chưa nhìn thẳng vào sự thật. Chẳng hạn, đạo đức học sinh xuống cấp, trong dự thảo không xác định rõ nguyên nhân cũng như không đề xuất yêu cầu chấn chỉnh. Nhiều thực trạng khác như hệ thống quản lý quá yếu, tính thiếu minh bạch, thiếu khách quan, chạy theo hình thức, vấn đề công bằng trong giáo dục… cũng không được thể hiện rõ trong dự thảo...
GS Nguyễn Hữu Tăng còn cho rằng, giáo dục của chúng ta tạo ra những học sinh thiếu cá tính trong khi sáng tạo thường gắn với cá tính. Mối quan hệ trong nhà trường thì thiếu dân chủ. GS Nguyễn Hữu Tăng nói: “Phải có đánh giá sát thực, cụ thể thì mới đưa ra được giải pháp đột phá”.
Về quan điểm giáo dục, GS Nguyễn Hữu Tăng cho rằng dự thảo chiến lược chưa thể hiện được tư tưởng cốt lõi, sự nghiệp giáo dục là của toàn dân chứ không phải đổ dồn vào ngành GD&ĐT. Chẳng hạn doanh nghiệp phải có trách nhiệm với GD như thế nào? Gia đình phải chịu trách nhiệm ra sao khi con em mình yếu kém?
Về vấn đề công bằng giáo dục, GS Nguyễn Hữu Tăng khẳng định: “Muốn phổ cập tới đâu thì Nhà nước phải bao cấp tới đó. Theo dự thảo, mục tiêu là phổ cập 9 năm, nghĩa là Nhà nước phải đầu tư tiền tới đó. Nhưng cần đầu tư bao tiền thì không thấy tính. Phải tính để Nhà nước xem có đáp ứng được hay không. Không đáp ứng được thì phải lùi mục tiêu lại”.
Không nên ôm đồm, cần có lĩnh vực ưu tiên
Ưu tiên hàng đầu: Giáo dục đại học GS TS Phạm Tất Dong, Tổng thư ký Hội Khuyến học góp ý, làm chiến lược không nên tham lam, ôm đồm mà cần tập trung vào một số mục tiêu thấy cần được ưu tiên hàng đầu. GS đề xuất: “Nên dành ưu tiên hàng đầu cho phát triển giáo dục đại học. Nước Pháp có hệ thống tiểu học rất tốt nhưng người Pháp không thật sự làm được nhiều điều đáng kể. Nhiều người chê hệ thống tiểu học của nước Mỹ nhưng người Mỹ làm được nhiều điều to tát, lý do là hệ thống ĐH của Mỹ mạnh nhất thế giới hiện nay”. |
Sau khi phân tích tại sao cần ưu tiên giáo dục đại học (xem hộp thông tin kèm bài), GS TS Phạm Tất Dong, lưu ý một mục tiêu khác không thể thiếu được là dạy nghề. Ông nói: “Tôi càng nghiên cứu về dạy nghề càng vỡ nhẽ ở Việt Nam dạy nghề ngắn hạn rất cần thiết. Đa số người dân không muốn đầu tư quá nhiều thời gian cho học nghề bởi mục đích học nghề của họ là để xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, hoặc do chuyển đổi cơ cấu lao động. Họ chỉ muốn học nghề nào để ra đi làm càng nhanh càng tốt”.
GS Nguyễn Hữu Tăng, PGS TS Nguyễn Đắc Vinh (Bí thư Trung ương Đoàn TNCS HCM), ông Dương Văn Sao cũng đồng ý với quan điểm chú ý đột phá vào khâu ĐH và dạy nghề.
PGS Nguyễn Đắc Vinh chia sẻ: “Bộ GD&ĐT đã cho phép một số trường triển khai chương trình đào tạo tiên tiến, theo tôi đây là mô hình rất hay nhưng trong dự thảo chiến lược không thể hiện điểm nhấn về mô hình này. Thời gian qua dư luận nói nhiều về chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ. Trong khi chờ đợi để có 20.000 tiến sĩ, tại sao chúng ta không có biện pháp cụ thể để thu hút những tiến sĩ được đào tạo ở các nước Đông Âu trong 20 năm qua về nước? Tôi cho rằng đây là lực lượng không hề nhỏ và tôi tin khi được thu hút để quay trở về, họ sẽ phát huy rất tốt”.
Tại buổi giới thiệu dự thảo, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết tiến trình lấy ý kiến góp ý rộng rãi trong dư luận xã hội cho dự thảo chiến lược phát triển giáo dục sẽ kéo dài trong khoảng 2 tháng tới. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT sẽ thu xếp thời gian để đến hội thảo lắng nghe trực tiếp góp ý dự thảo do một số cơ quan tổ chức như Trung ương Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật... |
Quý Hiên
Theo Tiền Phong
▪ Hội chứng “ngoại tình” và đem con bỏ chợ (20/12/2008)
▪ Các 'đại thụ' lên tiếng về đổi mới giáo dục (20/12/2008)
▪ Nhiều băn khoăn về kỳ thi “hai trong một” (20/12/2008)
▪ Học sinh trước nguy cơ mù lòa (19/12/2008)
▪ Cần làm rõ việc “bung” ra nhiều trường CĐ, ĐH (19/12/2008)
▪ Thí điểm trả lương giáo viên theo năng lực (19/12/2008)
▪ Chuyện “lạ” vừa phát hiện trong tuyển sinh 2008 (19/12/2008)
▪ Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (19/12/2008)
▪ Tốt nghiệp 8 năm vẫn chưa có bằng (19/12/2008)
▪ Nhiều thí sinh không thi đại học vẫn có điểm (19/12/2008)