![]() |
Thầy Tô Giang cùng đội tuyển Vật lý Olympic Việt Nam |
Thầy Tô Giang, người nhiều năm đào tạo đội tuyển Vật lý Việt Nam dự thi Olympic quốc tế cho biết: “Tôi rất hài lòng với đội tuyển Vật lý này. 5 em đều xuất sắc, mỗi em có một thế mạnh riêng và thế mạnh sẽ này “loé sáng” trong lúc làm bài. Tôi rất tin tưởng các em sẽ đạt thành tích cao nhất”. Đỗ Hoàng Anh (Lớp 12 chuyên Lý - ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội) đoạt HCB IPhO lần thứ 38 và HCV Olympic Vật lý châu Á 2008 Bố em là kỹ sư, mẹ làm giáo viên, do đó Hoàng Anh được bố mẹ định hướng cho học ngay từ nhỏ. Tính tự giác trong học tập đã giúp cho Hoàng Anh có được thành tích đáng nể: 4 lần có mặt trong đội tuyển Olympic Vật lý châu Á và Thế giới; đoạt HCĐ, HCV châu Á và cuộc thi Olympic Vật lý thế giới em đoạt HCB. Đến thời điểm này thì em rất tự tin vào kiến thức của mình, em không lo lắm. Tuy nhiên, trong các “đối thủ” sắp tới, em chỉ ngại nhất đội tuyển Trung Quốc. Tuy nhiên, trong cuộc thi này, em cố gắng đoạt HCV- Hoàng Anh cho biết. Hiện, Hoàng Anh đã nộp hồ sơ vào ĐH Bách khoa Hà Nội và sau đó em sẽ đi Mỹ để du học. Nguyễn Tất Nghĩa (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An), HCV IPhO lần thứ 38 và HCV Olympic Vật lý châu Á 2008
Trong 5 thành viên của đội tuyển Lý, Nghĩa có hoàn cảnh khó khăn nhất, bố là thương binh, mẹ làm ruộng. Nhà có 4 anh em đều đi học. Để lo cho các con ăn học, mẹ Nghĩa phải đi bán hàng cho một quán ăn, cách nhà 120km.
Nghĩa phải trọ học từ năm lớp 6. Xa nhà ngay từ nhỏ nên Nghĩa có tính độc lập và tự giác trong học tập. Nghĩa luôn nhớ lời bố mẹ dặn là phải cố gắng học thật giỏi để thoát nghèo. Năm lớp 7, Nghĩa đoạt giải nhất huyện và tỉnh môn Vật lý.
Nghĩa cho biết, sau hơn 2 tháng được ôn luyện với các thầy giáo giỏi và được thực hành tại phòng thí nghiệm của ĐH Sư phạm Hà Nội, em rất tự tin trong cuộc thi sắp tới, và cố gắng không đổi màu huy chương vì đó cũng là áp lực lớn nhất của em.
Hiện, Nghĩa đã đăng ký vào khoa Điện tử Viễn thông - ĐH Bách khoa Hà Nội.
Nguyễn Đức Minh (Trường THPT Hà Nội - Amterdam), đoạt HCB Vật lý châu Á
Được biết, Minh đã đăng ký vào khoa Điện - Tin, ĐH Bách khoa Hà Nội và dự kiến sẽ đi du học.
Huỳnh Như Toàn (Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng), Giải nhất, Giải nhì Quốc gia môn Vật lý năm lớp 11 và lớp 12; HCB Olympic Vật lý châu Á
Ra Hà Nội để tập trung ôn luyện, rất nhớ nhà vì đây là lần đầu tiên em xa nhà lâu nhất. Thời gian đầu, em không quen thức ăn nên xuống cân, bây giờ đã quen và thích nhất món bún chả Hà Nội.
Sau thời gian luyện tập thì hiện tại em không lo lắm trong kỳ thi sắp tới nhưng lại lo mình là nước chủ nhà thì phải có thành tích đáng kể. Tuy nhiên, em và các bạn đã rất tự tin trong cuộc thi sắp tới.
Vật lý và đá bóng là 2 thứ mà Toàn say mê nhất. “Sau đợt thi này em muốn về nhà ngay để tham gia đá bóng cùng các bạn cho thoải nỗi nhớ” - Toàn cho biết.
Trần Anh Vũ (Trường THPT dân lập Đào Duy Từ, Hà Nội), Giải 3 Quốc gia Vật lý năm lớp 11 và Giải nhì Quốc gia lớp 12
Yên tâm với kiến thức của mình và hy vọng mình sẽ đạt thành tích cao trong kỳ thi sắp tới, Vũ cho biết, trước đây em rất sợ phần thực hành nhưng sau 2 tháng được các thầy giảng dạy em hết sợ và cảm thấy rất tự tin.
Ngoài kiến thức, Vũ cũng khá tự tin với vốn tiếng Anh của mình để giao tiếp với các bạn nước ngoài. Cùng nỗi lo với Toàn, Vũ cho biết, em hy vọng Việt Nam sẽ đạt thành tích cao nhất trong kỳ thi năm nay.
Với Vũ, sau mỗi giờ ôn luyện căng thẳng thường nghe nhạc, xem ti vi, đi xem phim, cuối tuần được về nhà thăm bố mẹ. Vũ cho biết, em có tính rất mải chơi và thường bị bố mẹ nhắc phải chăm học hơn.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long cho biết: “IPhO 39 là cuộc gặp gỡ, hội tụ và so tài của các học sinh bậc trung học phổ thông giỏi nhất môn Vật lý trên thế giới hàng năm. IPhO lần thứ 39 có sự tham gia của 85 quốc gia, vùng lãnh thổ với 390 học sinh quốc tế. Đây cũng là lần đầu tiên một quốc gia thuộc khu vực Đông Dương đăng cai tổ chức IPhO. Vì thế sự kiện này diễn ra tại Việt Nam sẽ có tác dụng to lớn vào việc khuyến khích việc học tập, giảng dạy môn vật lý trong nhà trường; góp phần phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những học sinh tài năng môn Vật lý cho nước nhà đồng thời phát triển công tác đối ngoại, nâng cao vị thế và hình ảnh của Việt Nam trên thế giới”. |
Hồng Hạnh
▪ Trí thức cần nhận biết đúng mình (18/07/2008)
▪ “Cái bang” học sinh (17/07/2008)
▪ Hội thảo VietAbroader 2008 (17/07/2008)
▪ Chàng trai phá kỷ lục tranh dừa (15/07/2008)
▪ “Duyên xong rồi thích” (15/07/2008)
▪ Hành trình vào đại học của “cậu bé hành khất” (14/07/2008)
▪ “Cậu bé gà” đứng lên từ thất bại (14/07/2008)
▪ Sáng tạo từ chuyện thường ngày (14/07/2008)
▪ Sinh viên làm công nhân (12/07/2008)
▪ Người đưa đề Toán ĐH lên mạng xin lỗi thí sinh (11/07/2008)