Với giáo dục Trung Quốc, 2005 là năm đầy bất ổn với tranh cãi về hệ thống đào tạo sau ĐH, đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh của bậc học này. Nhiều nhà học giả hàng đầu nước đã lên tiếng về phương pháp tuyển sinh cứng nhắc.
Một thí sinh cao học đang đọc lại bài thi trên đường đến phòng thi ở tỉnh An Huy (miền Trung Trung Quốc) |
Liên tiếp phản đối hệ thống đào tạo cao học
Đầu năm nay, Chen Danqing, GS trường ĐH Thanh Hoa, một họa sỹ nổi tiếng và nhà tư vấn cho các chương trình thạc sỹ và tiến sỹ của trường đã đệ đơn từ chức vì tuyệt vọng.
GS Chen tức giận vì trường ĐH Thanh Hoa đã không nhận những SV mỹ thuật tài năng trong suốt ba năm liền. Những SV này không được tính điểm dựa trên tài năng nghệ thuật mà lại bị xét điểm khoa học chính trị hoặc tiếng Anh trong kỳ thi tuyển sinh cao học áp dụng chung cho toàn quốc.
Hiệu trưởng trường ĐH Bắc Kinh Xu Zhihong là người quyết liệt kêu gọi bãi bỏ kỳ thi tuyển sinh sau ĐH hiện thời.
Trong khi các học giả và công chúng vẫn đang tranh luận về hệ thống tuyển sinh sau ĐH cứng nhắc ở Trung Quốc, một sự kiện ô nhục đã xảy ra vào tháng 7 năm nay. Một nữ thí sinh cao học tên là A Phương đã phải “quan hệ” với GS Ou Yanglin để có được đáp áp bài thi ở hai môn.
Sau vụ này, một thành viên khoa Luật trường ĐH Bắc Kinh, GS He Weifang, khuyến cáo trong một lá thư ngỏ là ông sẽ tạm thời không nhận thí sinh sau ĐH. Ông lên án chính sách tuyển sinh sau ĐH hiện tại. Một thí sinh tiến sỹ trường ĐH Thanh Hoa, Wang Yin, cũng công bố thư ngỏ cho biết anh sẽ không học chương trình tiến sỹ và phản đối phương pháp GD ở chương trình sau ĐH của trường Thanh Hoa.
Khi những vụ tương tự xuất hiện ở những cơ sở đào tạo sau ĐH, nhiều người đặt câu hỏi về phương pháp áp dụng trong hệ thống GD sau ĐH ở Trung Quốc.
Phải bỏ kiểu tuyển sinh sau ĐH chung toàn quốc
Áp lực tìm việc đã lôi cuốn cử nhân ĐH dự thi sau ĐH nhằm có thêm cơ hội nghề nghiệp. Bộ GD Trung Quốc cho biết năm nay, một lượng kỷ lục 1,27 triệu người đăng ký thi sau ĐH, tăng 9% so với năm ngoái. Trong năm học này, học viên cao học ở Trung Quốc đạt mức 1 triệu người.
Theo Thứ trưởng GD Trung Quốc Wu Qidi, kể từ năm 1981 đến tháng /2005, Trung Quốc đã cấp hơn 110.000 bằng tiến sỹ và hơn 820.000 bằng thạc sỹ. Nước này bắt đầu mở rộng chương trình đào tạo sau ĐH từ năm 1999 với mức tăng trưởng hàng năm trên 20%.
Tiến trình tuyển sinh cao học thực sự là mối quan tâm lớn với nhiều nhà GD ở Trung Quốc. Tâm điểm của các cuộc tranh luận là tuyển sinh cao học thiếu tính linh hoạt, các GS và nhà học giả nên có thêm quyền và điểm số không nên là yếu tố quyết định trong thi tuyển.
Trong một cuộc tranh luận trực tuyến gần đây, một số giảng viên ĐH đã khơi cuộc tranh cãi về những nhận xét của Hiệu trưởng trường ĐH Bắc Kinh và hệ thống tuyển sinh sau ĐH ở Trung Quốc.
Wang Xiaoyu ở trường ĐH Tongji (Thượng Hải) ủng hộ lời kêu gọi của Hiệu trưởng Xu Zhihong về việc chấm dứt thi tuyển sinh sau ĐH. Wang nói, thí sinh cao học nên có khả năng nghiên cứu học thuật và không nên được tuyển thông qua hệ thống thi chung được áp dụng trên toàn quốc.
Chen Bisheng ở trường ĐH Trung Sơn (Quảng Châu) cũng đồng tình với ý kiến này. Chen nhận định nên bỏ các môn thi thông thường như tiếng Anh và khoa học chính trị. Nếu không, sẽ ngăn chặn khả năng tuyển được những tài năng đặc biệt.
Phó Chủ nhiệm khoa sau ĐH trường ĐH Bắc Kinh, Wang Yanglin, cho rằng không có nước nào khác trên thế giới tuyển sinh cao học trên quy mô toàn quốc. Phó Chủ nhiệm khoa sau ĐH trường ĐH Thanh Hoa, Chen Haoming, cũng khẳng định việc quá chú trọng điểm thi môn tiếng Anh và khoa học chính trị trong tuyển sinh cao học là điều phi lý.
Chỉ có Yang Zhizhu ở trường ĐH Khoa học Chính trị Tuổi trẻ Trung Quốc là không tán thành quan điểm trên. Yang Zhizhu cho rằng khả năng tiếng Anh là điều bắt buộc cho SV cao học vì điều này sẽ cho phép họ học hỏi từ những nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, không nhất thiết phải thi khoa học chính trị vì thí sinh cao học đã được học môn này ở cấp THPT và ĐH.
Một số giải pháp
Báo chí nhận định khi số học viên cao học tăng trong vài năm gần đây, chất lượng GD toàn diện đang trên đà giảm sút vì không đủ giảng viên giỏi đảm nhiệm các lớp sau ĐH. Một GV đã phải dạy hơn 40 học viên.
Một số trường ĐH hàng đầu đã đề xuất cải tổ hệ thống GD sau ĐH để giải quyết vấn đề này. Trường ĐH Bắc Kinh vừa thông báo trường sẽ áp dụng cách tuyển sinh được chấp nhận toàn cầu và xem xét lại các tiến trình nhận học viên sau ĐH. Các tiêu chuẩn sẽ bao gồm bằng ĐH, điểm thi đầu vào ĐH, thư giới thiệu, lời giới thiệu bản thân và cuộc phỏng vấn tập trung vào khả năng nghiên cứu và tài năng.
Hiệu trưởng trường ĐH Bắc Kinh, Xu Zhihong, đề xuất nên chia GD sau ĐH thành hai nhóm – nhóm nghiên cứu học thuật và nhóm thiên về thực hành. Hai nhóm này sẽ khác nhau về cơ cấu khóa học, mục tiêu học thuật, đánh giá và luận văn.
Vũ Minh Thương (Theo Tân Hoa Xã/CRIENGLISH.com/Chinanews)
▪ Bài thi TOEIC,TOEFL sửa đổi sẽ chú trọng kỹ năng nói, viết (23/12/2005)
▪ Học liệu mở MIT: Những đánh giá và gợi ý triển khai (23/12/2005)
▪ 478 công trình đạt giải SV nghiên cứu khoa học 2005 (24/12/2005)
▪ 9 đề nghị để đưa học liệu mở vào VN (24/12/2005)
▪ Phòng thực tập ngay trong trường (23/12/2005)
▪ Học bổng cho bậc đại học, cao học Mỹ (22/12/2005)
▪ Phân ban: Cần đặt lại toàn bộ vấn đề (22/12/2005)
▪ Từ điển Longman trở lại Việt Nam (22/12/2005)
▪ Sinh viên xin được thi trượt (21/12/2005)
▪ Quá tải tiểu học không chỉ tại chương trình (21/12/2005)