
Nói đến những Đoàn trường luôn có nguồn tài trợ dồi dào, phải nhắc đến ĐH Bách khoa TP.HCM. Riêng chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh vừa qua, trường đã thu hút tài trợ hơn 4 tỉ đồng cho việc xây cầu đường. Năng động hơn cả có thể kể đến Đoàn khoa Quản lý công nghiệp với gần chục nhóm sinh viên có thể lo kinh phí tài trợ cho nhiều chương trình lớn như: ngày hội việc làm, hội thao... Đặc biệt trong khoa có nhóm tổ chức sự kiện ESIM hoạt động cực Nhóm ESIM - Ảnh: B.T kỳ hiệu quả. Tiến Minh - Bí thư Đoàn khoa Quản lý công nghiệp tự hào giới thiệu: "ESIM tập hợp gần 20 SV Quản lý công nghiệp K05, thành lập được gần hai năm, đã tổ chức 4 - 5 sự kiện với kinh phí từ 50 triệu đến hơn 100 triệu đồng".
Khác với việc xin tài trợ của nhiều khoa, ESIM không có nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp từ trước nên các bạn phải tự "bơi". Số tiền tài trợ lớn đòi hỏi các bạn phải chạy bở hơi tai. Thùy Dung, một thành viên của ESIM cho biết: "Sau khi dự trù kinh phí tổ chức chương trình, tụi mình viết giấy mời gửi đến các báo mời bảo trợ thông tin và doanh nghiệp tiềm năng để mời tài trợ. Điều quan trọng nhất trong việc chạy tài trợ là khả năng thương thuyết của các thành viên". Theo Tiến Minh, để kiếm được chi phí đủ tổ chức, các bạn phải gửi giấy mời đến hơn 100 doanh nghiệp cho mỗi sự kiện. Thời gian sau đó thật là bận rộn. Ròng rã hai tuần, nhóm tổ chức phải luôn trực điện thoại chờ từng cái gật đầu của các doanh nghiệp. "Tụi mình không chờ đến lúc doanh nghiệp trả lời mà luôn chủ động thuyết phục họ. Có ngày, các bạn phải chạy 2 - 3 cuộc hẹn của doanh nghiệp để xúc tiến các quyền lợi và nghĩa vụ khi họ tham gia chương trình. Chỉ cần 20% doanh nghiệp có hồi âm là thành công rồi" - Minh nói.
"Có những nhà tài trợ đòi hỏi quyền lợi cao quá, tụi mình không đồng ý. Dù rất mong có tài trợ nhưng tụi mình cũng không bán tên hoạt động của khoa được". Tiến Minh - Nhóm ESIM |
Sau những lần tìm tài trợ, ESIM lọc lại những doanh nghiệp phù hợp với các chương trình của trường: "Có những nhà tài trợ đòi hỏi quyền lợi cao quá, tụi mình không đồng ý. Như công ty X chấp nhận bao show chương trình SIM OPEN (giải thể thao khoa Quản lý công nghiệp mở rộng) nếu tụi mình đổi tên giải thành tên công ty họ. Dù rất mong có tài trợ nhưng tụi mình cũng không bán tên hoạt động của khoa được" - Tiến Minh kể. Sau những thành công của chương trình cấp khoa, các thành viên ESIM được trường tin tưởng giao nhiệm vụ đứng mũi chịu sào tổ chức những sự kiện cấp trường sắp tới. Thùy Dung tiết lộ: "Một chương trình chạy được tài trợ thì tụi mình có hoa hồng bồi dưỡng, nhưng số tiền này chỉ đủ liên hoan. Sắp tới khi tụi mình ra trường, sẽ truyền lại các mối quan hệ và kinh nghiệm xin tài trợ cho các khóa sau".
Không chỉ ĐH Bách khoa TP.HCM mà SV các trường khác như: ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Ngân hàng, khoa Kinh tế - ĐH Quốc gia TP.HCM... cũng cực kỳ năng động trong việc tận dụng những mối quan hệ để vận động tài trợ. Nhóm SV Nghiên cứu tài chính - CLB Chứng khoán (trường ĐH Kinh tế TP.HCM) hằng năm thường liên hệ với các nhà xuất bản để tổ chức các hội sách, trong đó vừa tranh thủ bán sách giảm giá cho SV đầu năm, vừa kiếm tiền gây quỹ vài chục triệu đồng. Hay Sàn chứng khoán ảo của SV trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng là nơi "đẻ" ra tiền từ các chương trình. Trường ĐH Giao thông vận tải cơ sở II thì nổi tiếng với sân chơi "Mở cửa kiến thức" hấp dẫn các nhà tài trợ. Khoa Quản lý văn hóa - trường ĐH Văn hóa với sự kiện "Vòng tay tình bạn" cũng thu hút hơn 40 triệu đồng giúp sinh viên nghèo. Đoàn khoa Kinh tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) năm vừa qua đã thành công với chương trình ca nhạc thu hút tài trợ gần nửa tỉ đồng...
Thật vui khi các sân trường luôn kín băng-rôn của những hoạt động ý nghĩa cho SV, và chính SV là những người góp công vào khâu tổ chức.
Vinh Hoa
▪ Chúng con tên là “Thanh niên tình nguyện” (14/10/2008)
▪ Đồng Nai: Học sinh đứng học (14/10/2008)
▪ Những chuyện kì khôi trên giảng đường (13/10/2008)
▪ Bộ GD-ĐT tiếp tục thanh tra các trường ĐH, CĐ mới thành lập (13/10/2008)
▪ Ngành giáo dục mầm non Hà Nội phấn đấu nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ (13/10/2008)
▪ Điểm son của những “người thứ 121” (11/10/2008)
▪ Cho phép “thần đồng” 5 tuổi học vượt cấp (11/10/2008)
▪ Viện Đại học mở đào tạo cử nhân trực tuyến (11/10/2008)
▪ Mái ấm của trẻ mồ côi Thủy Xuân (11/10/2008)
▪ 2009 - sẽ là năm của thi trắc nghiệm (10/10/2008)