Giá cả tăng, học phí cũng sẽ tăng. Ảnh: Tuổi trẻ |
Chiều 13/9, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã chủ trì cuộc họp bàn về Đề án học phí mới. Sau hơn 3 giờ tranh luận nóng bỏng, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chỉnh sửa đề án, trong đó, lý giải rõ căn cứ để xác định mức sàn và trần của khung học phí điều chỉnh mới.
Theo phương án mới, dự kiến, học phí khối phổ thông, ĐH, CĐ sẽ tăng. Trong đó, mức trần học phí của khối ĐH là 250.000 đồng/tháng (mức trần hiện hành là 180.000 đồng/tháng).
Sau khi nghe ý kiến trao đổi, góp ý của đại biểu tham dự, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT tiếp thu các ý kiến góp ý, khẩn trương hoàn thiện để chuẩn bị báo cáo tại phiên họp Chính phủ sắp tới. Bộ GD&ĐT phải tính toán để làm rõ mức chi phí cần thiết cho giáo dục theo những mức tiêu chí chất lượng cụ thể. Qua đó, xác định về học phí do dân đóng góp, có thể phân theo các khối ngành.
Hiện nay các trường ĐH, CĐ và THCN công lập đang thực hiện mức thu học phí theo Quyết định 70 của Thủ tướng ban hành năm 1998. Theo đó, mức thu một năm với hệ đại học: không quá 1,8 triệu đồng, hệ CĐ: không quá 1,5 triệu đồng; Hệ THCN: không quá 1,2 triệu đồng. |
Phó thủ tướng cũng yêu cầu ngành giáo dục cần phải lý giải rõ căn cứ để xác định mức sàn và trần của khung học phí điều chỉnh mới, xác định rõ quan điểm về việc quy định học phí với các cơ sở ngoài công lập, đặc biệt là loại hình phi lợi nhuận. Bộ GD&ĐT phải đưa ra các phương án khác nhau để xin ý kiến Chính phủ.
Tham dự cuộc họp chiều 13/9 có đại diện lãnh đạo các bộ, Uỷ ban Văn hóa Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Hội khuyến học Văn phòng Chính phủ và đại diện Ban Nghiên cứu của Thủ tướng...
Trao đổi với VnExpress chiều 14/9, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Đình Hương cho rằng, mức học phí theo quyết định 70 (năm 1998) đã không còn phù hợp với mặt bằng giá hiện nay. Nếu tiếp tục giữ mức học phí hiện hành, các trường (đặc biệt là khối ĐH, CĐ) không thể trang trải kinh phí đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tán đồng việc tăng học phí, nhưng ông Hương cho rằng, phải tăng một cách hợp lý, ngành nào tăng nhiều ngành nào tăng ít. Những ngành chi phí đào tạo lớn như kỹ thuật, y khoa... sẽ phải tăng nhiều hơn các ngành khối kinh tế, xã hội nhân văn. Tuy nhiên, theo ông mức trần học phí không nên quá cao so với mức hiện hành.
Song song với việc tăng học phí, ông Hương cho rằng, cũng phải tăng mức học bổng, mở rộng đối tượng nhận học bổng so với hiện nay. Học bổng sẽ có nhiều loại: toàn phần, bán toàn phần... Sinh viên được nhận học bổng toàn phần sau khi đóng học phí phải còn 1 khoản tiền để trang trải sinh hoạt.
"Việc tăng học phí nhằm huy động đóng góp của những người có điều kiện, nhưng phải giải quyết được việc học tập cho những sinh viên nghèo học giỏi. Ban soạn thảo nên căn cứ vào mức lương tốt thiểu để xác định mức học bổng, có thể bằng 80-100% mức lương tối thiểu", ông Hương đề xuất.
Nếu được Chính phủ thông qua tại phiên họp thường kỳ tới, nhiều khả năng việc tăng học phí sẽ được thực hiện ngay trong năm học này.
Ý kiến của bạnViệt Anh
Theo dòng sự kiện: |
Các đại học ráo riết chuẩn bị tăng học phí (23/06/2004) |
Tăng học phí phải đi đôi với chất lượng giảng dạy (19/06/2004) |
Phải nâng cao chất lượng đào tạo đại học (19/06/2004) |
Quản lý chặt nguồn kinh phí từ việc tăng học phí (19/06/2004) |
Phải nâng cao chất lượng giáo dục trước khi tăng học phí (19/06/2004) |
Xem tiếp» |
▪ ĐH Macquarie, Úc cấp 25 học bổng (14/09/2005)
▪ Nhiều trường ĐH-CĐ công bố điểm chuẩn NV2 và xét tuyển NV3 (14/09/2005)
▪ Học bổng ngành trí tuệ nhân tạo tại ĐH Công nghệ Delft, Hà Lan (14/09/2005)
▪ Học bổng ngành sinh học tại Hà Lan (14/09/2005)
▪ Điểm chuẩn NV2 hệ CĐ Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (14/09/2005)
▪ Học bổng tại ĐH Limkokwing, Malaysia (14/09/2005)
▪ Học bổng tại ĐH Auckland và ĐH Kỹ thuật Aucland, New Zealand (14/09/2005)
▪ ĐH An Giang công bố điểm chuẩn NV2 và xét tuyển NV3 (14/09/2005)
▪ ĐH Đà Nẵng công bố điểm chuẩn NV2 và xét tuyển NV3 (14/09/2005)
▪ NV 3 vào các trường ĐH, CĐ: Cơ may cuối cùng dành cho ai ? (15/09/2005)