Tăng hay tụt hạng, trường ĐH Việt Nam vẫn có nhiều SV. Bởi vậy, dù có xây dựng bảng xếp hạng hay không, điều quan trọng vẫn phải minh bạch hóa thông tin. Khi thông tin được công bố rộng rãi, các trường buộc phải tìm cách nâng cao chất lượng để giữ danh tiếng của mình. | |||
Ông Alex Usher, Phó Giám đốc Viện Chính sách Giáo dục Canada cho biết như vậy về chủ trương xếp hạng ĐH Việt Nam. "Bắt tay nhau" Việt Nam có một hệ thống giáo dục ĐH đặc thù với rất ít các trường tổng hợp mà phần lớn là những trường chuyên biệt, đào tạo các chuyên ngành khác nhau. Vậy theo ông, làm thế nào để đánh giá, so sánh và xếp hạng các trường này với nhau được? - Pháp đang khao khát cải thiện vị trí của các trường ĐH Pháp trong "top 200" nhưng cũng vấp phải vấn đề này. Họ có quá nhiều các trung tâm nghiên cứu và trường ĐH chuyên biệt, dẫn tới việc không có vị thế cao trong bảng xếp hạng thế giới. Tương tự, Việt Nam rất khó cạnh tranh nếu không có các trường ĐH tổng hợp. Có vẻ như hệ thống giáo dục ĐH của các bạn không được thiết kế để thành công trong bảng xếp hạng toàn cầu. Còn ở trong nước, Việt Nam phải đảm bảo so sánh tương đồng, cũng như quả táo phải được so sánh với quả táo. Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam nên thực hiện việc xếp hạng như thế nào? - Có 2 cách. Thứ nhất là nhóm các trường lại theo mục tiêu, nhiệm vụ. Chẳng hạn như ở Mỹ, tạp chí US News and World Report nhóm các trường cực lớn mà nghiên cứu chiếm một phần rất quan trọng như Harvard, Princeton, MIT… để so sánh với nhau. Còn những trường nhỏ hơn, chủ yếu là trường công với mục tiêu giảng dạy là chính thì được xếp vào nhóm khác để xếp hạng. Vì thế, nếu ở Việt Nam, họ cũng sẽ không bao giờ so sánh ĐHQG Hà Nội với ĐH Giao thông Vận tải. Một cách làm khác là chỉ xếp hạng trên những chỉ số cụ thể như chất lượng giảng viên, chất lượng thư viện… Bạn không thể xếp hạng tổng thể nhưng vẫn có những chỉ số có thể sử dụng để so sánh cho tất cả các trường trong toàn hệ thống. Các chỉ số không được tổng hợp lại để tạo ra “điểm số” tổng nên không có trường nào được công bố là “tốt nhất” mà chỉ có kết quả của các chỉ số được trình bày. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các chỉ số này có thể được đưa lên mạng internet và người sử dụng có thể tự sắp xếp, tạo ra bảng xếp hạng của mình bằng cách lựa chọn chỉ số mà họ quan tâm. Một bảng xếp hạng tốt trước hết phải xây dựng được hệ thống các chỉ số đánh giá phù hợp. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng các chỉ số này? - Nhiều nước gặp phải vấn đề không có nhiều tiền nên đành xếp hạng dựa vào những chỉ số có sẵn. Đôi khi, đó lại là những chỉ số tồi, đặc biệt khi nó quá phụ thuộc vào yếu tố tài chính. Nếu một bảng xếp hạng chỉ chăm chăm tổng kết xem trường này đào tạo được bao nhiêu tiến sỹ hoặc trường kia có bao nhiêu giáo sư thì thực chất chỉ là đánh giá xem trường đó có bao nhiêu tiền. Tôi nghi ngờ rằng những bảng xếp hạng này chẳng hề quan tâm xem SV học được những gì ở trường. Vì vậy, các trường nên bắt tay nhau để cùng xây dựng hệ thống chỉ số hợp lý để xếp hạng. Cần huy động được cộng đồng học giả đông đảo tới từ rất nhiều trường trong hệ thống giáo dục cùng góp ý vì nếu chỉ có một nhóm nhỏ, họ có thể sẽ đưa ra các chỉ số có lợi cho trường mình. Minh bạch thông tin để nâng cao chất lượng ĐHQG Hà Nội dự kiến công bố bảng xếp hạng ĐH Việt Nam vào đầu năm 2009. Ảnh chụp tại hội thảo xếp hạng các trường ĐH Việt Nam ngày 13/11. Lan Hương Theo quan điểm của ông, xếp hạng theo mô hình truyền thống, tức là đặt 1 nhóm chỉ số và trọng số rồi tính điểm là hình thức mang mục tiêu thương mại nhiều hơn. Vậy liệu xếp hạng có giúp nâng cao chất lượng các trường ĐH như người ta kỳ vọng hay chỉ đơn thuần là phục vụ thị trường? - Thị trường mà tôi nói đến ở đây chính là SV. Ở Mỹ hay Canada, một trường xếp hạng thấp thường không thu hút được nhiều SV, dẫn tới sụt giảm về tài chính và ảnh hưởng tới chất lượng. Ông là tác giả hoặc đồng tác giả của trên 30 bài báo và các chuyên khảo. Usher tốt nghiệp ngành Sử học ở ĐH McGill (Canada) và thạc sĩ ngành Chính trị học ở ĐH Carleton (Canada). Tôi xin nhấn mạnh, dù có xây dựng bảng xếp hạng hay không, thì điều quan trọng là Việt Nam vẫn phải minh bạch hóa thông tin về các trường, các chỉ số mà công chúng quan tâm và cần biết. Khi thông tin được công bố rộng rãi, các trường buộc phải tìm cách nâng cao chất lượng để giữ danh tiếng của mình. Theo ông, một tổ chức cần chuẩn bị điều kiện kinh tế cũng như nhân lực như thế nào để có thể tiến hành xây dựng một bảng xếp hạng trường ĐH trên toàn quốc? - Điều đó phụ thuộc vào việc bạn muốn xuất bản một bảng xếp hạng như thế nào. Nếu chỉ đơn thuần phụ thuộc vào những thông tin có sẵn về số lượng bài báo nghiên cứu chẳng hạn thì có thể công bố bảng xếp hạng ngay bây giờ vì tôi biết là không có nhiều trường ĐH ở Việt Nam có bài báo quốc tế. Nhưng nếu muốn có nhiều thông tin hơn, đương nhiên là phải khảo sát nhiều hơn. Tôi được biết là Bộ GD-ĐT Việt Nam hiện có khá nhiều thông tin, số liệu của các trường ĐH. Chỉ cần các thông tin đó được công khai thì đã có nguồn tư liệu lớn cho xếp hạng rồi. - Hiện nay Việt Nam đang tiến hành kiểm định chất lượng đối với các trường ĐH. Nhưng có ý kiến cho rằng kiểm định có tính chất pháp quy, là yêu cầu bắt buộc của Bộ GD-ĐT mà một số trường vẫn báo cáo không chính xác. Vậy nếu xếp hạng được tiến hành bởi một tổ chức độc lập, không thuộc nhà nước thì các thông số và thông tin có đáng tin cậy không? Không dễ dàng để kiểm chứng lại các thông tin mà các trường cung cấp nhằm làm đẹp hồ sơ của mình. Ở đây đòi hỏi một văn hóa trách nhiệm giải trình và văn hóa minh bạch thông tin. Tôi cũng xin nhắc lại trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong việc minh bạch hóa các thông tin này. Công chúng có thể phát hiện ra những thông tin đáng ngờ và đặt câu hỏi về tính chính xác của thông tin. - Cảm ơn ông!
|
▪ Độ tuổi dự thi khối trường công an? (16/12/2008)
▪ Trường CĐ, ĐH "mọc như nấm sau mưa" - Bài 1: Đua nhau mở trường (16/12/2008)
▪ Tiến sĩ - vị khoa học hay vị quan trường? (16/12/2008)
▪ Sinh viên bị “treo” bằng vì… nhà trường viết sai (16/12/2008)
▪ Sẽ xóa bỏ biên chế hàng triệu nhà giáo (16/12/2008)
▪ Quay lưng với giải quốc gia (16/12/2008)
▪ Bí quyết trình bày một bài thi thật tốt (15/12/2008)
▪ Khởi động mùa tư vấn tuyển sinh 2009 (15/12/2008)
▪ “Săn” sinh viên tương lai (15/12/2008)
▪ Giáo dục tiêu tiền ODA như thế nào? (13/12/2008)