Đối với ngành kỹ thuật, tại sao lại cứ bắt sinh viên phải "mài" trên ghế nhà trường những 5 năm? Chỉ cần 3 năm là các em đã học hết mọi thứ mà các thầy định dạy rồi. Hai năm còn lại, sao không gọi họ là "kỹ sư chưa có bằng" làm việc trong các đơn vị sản xuất? Chúng tôi cũng đã thử tìm hiểu lí do tại sao lại như vậy, cũng đã một đôi lần góp ý, nhưng rồi... năm sau lại giống như những năm trước. Chúng tôi không có ý định tham gia vào hệ thống giáo trình giảng dạy của các trường đang sử dụng, nhưng từ thực tế của bản thân mình, giáo trình chúng tôi học ngày xa xưa, nó xa quá với thực tế sản xuất, thậm chí, quá lạc hậu với thực tế sản xuất. Một điều nữa, nếu là ngành kĩ thuật thì có đến 40-50% thời lượng được học trên ghế nhà trường không sử dụng khi ra trường, nó cũng không nâng được "kiến thức chung" như một số nhà giáo vẫn ngụy biện. Một vấn đề nghiêm trọng không kém, đó là sự thiếu thực tế của đội ngũ thầy giáo. Thầy quá xa vời với các cơ sở sản xuất. Tôi không có kinh nghiệm về cải cách giáo dục, nhưng có một ý nghĩ cứ day dứt mãi, xin được trình bày để các nhà cải cách giáo dục tham khảo. Ngành y, từ năm thứ 4 trở đi, việc học của họ gắn chặt với bệnh viện đến năm thứ 6, họ chỉ "học" ở bệnh viện. Thế mà khi ra trường, họ còn phải "mật phục" ở các bệnh viện bởi chế độ "cống hiến hơn bác sĩ" mà không phải là "bác sĩ", vì có thể đến 2-3 năm không có lương. Sau đó, "may ra" vì nhiều lí do, trong đó có lí do đã trưởng thành qua những năm tháng "gian khổ" thực sự, họ mới là bác sĩ. Vậy ngành kỹ thuật, tại sao lại cứ bắt sinh viên phải "mài" trên ghế nhà trường những 5 năm? Xin thưa, chỉ cần 3 năm là đã học hết mọi thứ mà các thầy định dạy rồi. Hai năm còn lại, sao không gọi họ là "kỹ sư chưa bằng" cho các đơn vị sản xuất? Họ phải “lăn” vào các cơ sở sản xuất, cùng các đơn vị làm ra của cải ở hai năm cuối, họ không lo phải vay tiền ăn học... Tôi mạnh dạn nhận định, sẽ có đến 60-70% các cơ sở sản xuất nhận những kỹ sư chắc chắn có bằng đó. Những kỹ sư như vậy không thể "bỡ ngỡ" khi nhận bằng.
|
▪ Dạy trẻ kiểu bạt tai, nhéo bụng, văng tục (28/11/2008)
▪ Bộ chỉ đạo mâu thuẫn, giáo viên lúng túng (28/11/2008)
▪ Thầy Đỗ Việt Khoa “khẩu chiến” với lãnh đạo trường Vân Tảo (28/11/2008)
▪ Đến trường để được… ăn (27/11/2008)
▪ "N" cách trị...bệnh lười học (27/11/2008)
▪ Xót con thì phải "phong bì" cho cô giáo? (27/11/2008)
▪ Thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh 2009 - Nhiều sửa đổi “gây sốc” (27/11/2008)
▪ Đại học quốc gia TP.HCM: Tiến tới tuyển sinh theo nhóm ngành (27/11/2008)
▪ Gửi kết quả chấm thẩm định tốt nghiệp THPT cho lãnh đạo tỉnh (26/11/2008)
▪ Sống sót qua mùa thi (26/11/2008)