Quảng Ngãi, Bình Định: 1.000 tàu đánh cá "đứng bánh" Trần Đăng
Càng ra khơi càng lỗ Không riêng ông Minh, tỉnh Quảng Ngãi hiện có 3.800 tàu đánh cá, trong đó có 600 tàu đánh bắt xa bờ đều chịu chung cảnh ngộ. Lúc giá dầu còn ở mức 6.330đ/lít, đã có 200 tàu đánh cá xa bờ của tỉnh Bình Định "đắp chiếu", giờ tăng 7.500đ/lít, số tàu "đắp chiếu" chắc sẽ không dừng ở đó. "Sở dĩ một số tàu đánh bắt xa bờ hiện nay còn hoạt động ngoài khơi là do họ đã chuẩn bị số dầu dự trữ từ trước. Hết đợt này, chắc chắn sẽ có nhiều tàu ngừng hoạt động". Ông Lê Văn Thành - ngư dân xã Nghĩa An huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) khẳng định như thế. Ông Thành tính toán: "Lúc giá dầu còn 6.330đ/lít, chi phí cho một chuyến ra khơi 20 ngày của con tàu 90CV là 70 triệu, tăng 20% so với trước đó. Nay dầu tăng 7.500đ/lít, chi phí sẽ vọt lên trên 80 triệu, trong khi đó sản lượng đánh bắt ngày một giảm, giá bán các loại hải sản không tăng bao nhiêu, có loại như mực thì đứng im. Càng ra khơi càng lỗ nặng". Chủ cửa hàng xăng dầu Hương Sơn ở Phú Thọ (Quảng Ngãi), phân trần: "Lâu nay đại lý chúng tôi vẫn gắn bó mật thiết với các chủ tàu bằng cách cho họ ký nợ tiền dầu đến khi nào hết một chuyến ra khơi mới thu lại. Bữa nay thì không dám liều như vậy vì giá cả phi mã, nhỡ họ thua lỗ, chúng tôi sẽ khó lòng đòi được nợ". Ngư dân Lê Văn Thành cho biết thêm: "Không chỉ các đại lý xăng dầu mà ngay cả các chủ cửa hàng gạo, đá cây cũng quay lưng lại với chúng tôi. Cũng thông cảm với họ thôi vì chả ai dám phiêu lưu cho ký nợ giữa lúc xăng dầu và thực phẩm mỗi ngày một giá thế này". Ông Lê Văn Tri - chủ đại lý đá cây ở Phú Thọ - nói: "Nếu như trước đây, mỗi tàu lấy ở đại lý của tôi 100 cây đá cho một chuyến ra khơi, nay còn 50 cây, dù giá đá không tăng vì chúng tôi sản xuất đá bằng nguồn điện". Ông Đỗ Ngọc Tây - Phó Chủ tịch xã Nghĩa An (Quảng Ngãi) đưa ra giải pháp: "Cần có sự liên kết giữa các chủ tàu đánh bắt xa bờ để có thể tiết kiệm chi phí trên mỗi chuyến ra khơi. Ví dụ như với nghề vây rút chì, ba - bốn tàu liên kết lại cùng ra khơi, cùng thăm dò và đánh bắt, khi mang sản phẩm vào bán thì chỉ một tàu vào đồng thời mang nhiên liệu và các nhu yếu phẩm ra cho các tàu khác. Như vậy sẽ giảm chi phí đi lại cho hai-ba tàu khác". Cũng cùng giải pháp này, ba anh em ông Nguyễn Thành Trung ở phường Hải Cảng (Quy Nhơn) đưa ra con số thật có ý nghĩa: Do liên kết như thế nên sản lượng khai thác tăng 33%, chi phí giảm 20%, chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn vì thời gian cấp đông để bảo quản sản phẩm được rút ngắn. |
▪ Xuất khẩu chè giảm mạnh (11/08/2005)
▪ Việt Nam kết thúc đàm phán WTO với Iceland (12/08/2005)
▪ Thành lập thêm 13 KCN trên cả nước (12/08/2005)
▪ Các nhà máy của Vinashin quá tải (12/08/2005)
▪ Xây dựng khu thương mại VN tại Quảng Tây (12/08/2005)
▪ Triển lãm quốc tế về chăn nuôi và chế biến sữa 2006 (12/08/2005)
▪ Tôm rớt giá, không chỉ người nuôi điêu đứng... (12/08/2005)
▪ Giá xăng dầu trong nước có giảm theo thế giới? (19/08/2005)
▪ ASEAN có cơ chế giải quyết tranh chấp mới (18/08/2005)
▪ Cước vận tải tăng theo giá xăng (18/08/2005)