![]() |
Hàng trăm chuyến xe thu mua cây lâm nghiệp giá rẻ tại Kỳ Anh. |
Tư thương lợi dụng bão ép giá Thống kê của UBND huyện Kỳ Anh thì các địa phương trồng cây lâm nghiệp chịu thiệt hại nặng nề nhất đó là các xã như Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ Thượng, kỳ Lạc, Kỳ Hoa, Kỳ Khang, Kỳ Ninh... vì thế việc “giải phẩu” những cánh rừng trồng này đã trở thành một yêu cầu cấp bách nếu muốn giảm bớt thiệt hại do bão số 5 gây ra. Tuy nhiên, do diện tích bị tàn phá qúa lớn và tư tưởng “xót của” nên chưa đợi đến các giải pháp của chính quyền, doanh nghiệp thu mua thì người dân Kỳ Anh đã ào ạt “dọn” rừng. Đây là nguyên nhân khiến tư thương ép giá người dân. Ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh phản ánh: Ngay sau khi bão tan xã đã tổ chức đến 2 cuộc họp nhằm ngăn chặn người dân bán cây lâm nghiệp với giá rẻ. Tuy nhiên, do tư thương tung tin “chỉ mua cây tươi, không mua cây héo, ai không bán sau này chỉ sử dụng để làm củi” nên người dân buộc phải bán tống bán tháo với giá rất thấp. “Một tấn keo tươi làm nguyên liệu băm dăm bình thường bán 330.000 đồng thì những ngày qua giá ở đây chỉ còn 160.000 đồng” - ông Lộc cho biết. Chị Nguyễn Thị Thuận, xóm Đồng Tâm cay đắng trước giá cây giảm hơn một nữa: “Bình thường, một cây phi lao 15 năm tuổi ở đây được giá lắm, nhưng hôm nay đành phải bán với giá 40 ngàn đồng/cây”. Dù người dân đang bị ép giá nhưng việc tìm giải pháp nhằm ổn định không phải là chuyện đơn giản. Bởi theo khẳng định của nhiều cán bộ đại phương thì rất khó ngăn chặn các hộ gia đình bán cây vì đó là tài sản của họ, mặt khác việc kiểm soát tư thương là điều không thể. Trả nợ ngân hàng, bài toán đau đầu Với người dân trồng cây lâm nghiệp ở Kỳ Anh thì cây lâm nghiệp được xác định là cây xoá đói, giảm nghèo. Tuy nhiên bão số 5 đang đẩy hàng ngàn hộ dân ở địa phương này đau đầu vì bài toán trả nợ, bởi ngoài nguồn vốn đầu tư của Chính phủ, họ đã phải cầm cố tài sản cho ngân hàng để có vốn trồng rừng. Ông Lê Tiến, xóm Đồng Tâm, xã Kỳ Ninh cho biết, cả nhà ông trông vào vườn cây lâm nghiệp, nhưng bão số 5 đã gây thiệt hại hết rồi, khoản nợ vài chục trịêu đồng đầu tư cho rừng không biết khi nào trả được?. Ông Hồ Xuân Thi, Chủ tịch UBND xã Kỳ Khang thì lo lắng: “Bão số 2 khiến hơn 100ha rừng nguyên liệu sắp đến tuổi khai thác bị tàn phá hoàn toàn. Ước tính tổng thiệt hại lên đến hơn 2,5 tỷ đồng, trong số này có hơn một tỷ là dân vay của ngân hàng chưa trả.” Trước thực trạng đời sống gặp rất nhiều khó khăn, bản thân người dân cũng biết bao giờ mới trả được nợ cho ngân hàng, chính quyền các địa phương ở Kỳ Anh đã tính đến giải pháp khoanh nợ. “Chắc chắn chúng tôi sẽ có công văn gửi các Chi nhánh ngân hàng của huyện đề nghị họ tiến hành khoanh nợ đối với các đối tượng trồng cây lâm nghiệp, trong đó chúng tôi đề nghị các Chi nhánh ngân hàng kéo dài thời gian vay vốn, hoặc giảm lãi suất vay cho người dân. Chỉ có như thế mới mong giúp người dân trồng cây lâm nghiệp chúng tôi giảm bớt khó khăn trước mắt”. Văn Dũng - Minh San
▪ Vịt quay Bắc Kinh lên sàn chứng khoán (13/10/2007)
▪ Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13.10): Nền kinh tế đang cần những "đại gia" (13/10/2007)
▪ VN-Index sẽ vượt ngưỡng1.200! (13/10/2007)
▪ Kinh tế Việt Nam tăng trưởng khởi sắc (12/10/2007)
▪ Vàng biến động mạnh (12/10/2007)
▪ VN vào top 10 xuất khẩu dệt may thế giới (12/10/2007)
▪ 21 mã tăng trần, VN-Index vẫn rớt điểm (12/10/2007)
▪ Thắt lưng buộc bụng vẫn khổ (12/10/2007)
▪ TPHCM: Ngày 1.7.2006 chưa thể thi hành Luật Nhà ở (30/06/2006)
▪ Chế tạo gần 10.000 tấn thiết bị cơ khí để xuất khẩu (30/06/2006)