![]() |
Xưởng may quần áo xuất khẩu tại Công ty May Nhật Tân. Ảnh: H.THÚY |
Vượt lên chính mình
Theo Hiệp hội Dệt may VN, áp dụng khoa học công nghệ để tạo ra những mặt hàng có tính khác biệt và có giá trị gia tăng cao là một trong những chuyển biến mạnh mẽ nhất đã được các doanh nghiệp (DN) thực hiện một cách sáng tạo.
Đó là các mặt hàng xơ sợi tổng hợp lần đầu tiên được sản xuất tại VN của Công ty Formosa Industrial (Đồng Nai), các mặt hàng sợi CLC xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thiên Nam (Bình Dương), sợi lõi co dãn của Công ty Tainan Spinning (Đồng Nai)... các loại vải thun 4 chiều và đa chức năng của Tổng Công ty dệt Hà Nội, Công ty Lan Trần, Công ty Cổ phần Dệt may Thành Công TPHCM... Sản phẩm Corel xuất khẩu châu Âu của Công ty Scavi, nhóm sản phẩm cao cấp của công ty Tổng Công ty May Việt Tiến, May 10, Công ty Cổ phần Sài Gòn 2...
Phó Tổng Giám đốc HSBC tại VN - ông David Morton - nhận định, mặc dù gặp không ít sóng gió nhưng ngành dệt may VN vẫn trụ vững và là một trong ít ngành có tỉ lệ tăng trưởng ổn định qua các năm. Những con số tăng trưởng đó đã tạo ấn tượng lớn cho nhà băng ngoại này.
Chưa đầu tư trực tiếp nhưng HSBC đã bắt đầu nhắm tới ngành này với việc sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tài trợ thương mại như tín dụng thư và nhờ thu, tài trợ xuất nhập khẩu, giải pháp giao dịch xuất nhập khẩu trực tuyến...
Trả lời câu hỏi tại sao một tập đoàn tài chính lớn như HSBC lại muốn đầu tư vào ngành dệt may VN - một ngành chủ yếu làm gia công cho nước ngoài. Ông David Morton cho rằng khi VN phát triển hơn, người lao động được đào tạo tốt hơn có trình độ cao hơn thì VN cũng sẽ có những mặt hàng dệt may có đẳng cấp.
HSBC nhận thấy công nghiệp dệt may sẽ phát triển mạnh hơn nếu được đầu tư đúng mức. “Vừa rồi đến London (Anh) dự hội thảo quan trọng, tôi vẫn mặc đồ “Made in VN”, tôi hoàn toàn không hề mặc cảm vì là phó tổng giám đốc của một ngân hàng lớn của nước ngoài mà chỉ xài hàng dệt may VN”, ông David Morton tự hào.
Đối đầu với thách thức khắc nghiệt hơn
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, phần lớn doanh nghiệp Nhà nước trong ngành dệt may sau khi cổ phần hóa đã tăng trưởng đáng kể với cơ chế quản trị mới.
Ngoài ra, trong mấy năm qua ngành dệt may cũng có nhiều thuận lợi nhờ châu Âu và Hoa Kỳ áp dụng chế độ tự vệ đối với hàng nhập từ Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh lớn của dệt may VN. Tuy nhiên, đến cuối năm 2008 chế độ này sẽ bị bãi bỏ và ngành dệt may VN sẽ lại đứng trước những thử thách mới.
Ông Lê Quốc Ân e ngại, còn một bộ phận doanh nghiệp vẫn lúng túng, chưa xác định được mặt hàng và thị phần cốt lõi phù hợp với điều kiện của mình...
Ngoài ra, năng suất lao động của nhiều doanh nghiệp vẫn còn thấp hơn 30% - 50% so với mức bình quân của doanh nghiệp các nước trong khu vực, 90% số doanh nghiệp trong ngành dệt may vẫn còn xa lạ với ba chữ ERP (hệ thống quản lý tích hợp nguồn lực)...
Trong khi đó, theo ông Ân, ngành dệt may Trung Quốc đang đi vào chiến lược nâng cao đẳng cấp chất lượng, đáng chú ý hơn là Trung Quốc lại sắp được “cởi trói” hạn ngạch vào đầu năm 2008 tại châu Âu và đầu năm 2009 tại Mỹ. Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka và Campuchia cũng đang tăng tốc với tham vọng nhân đôi kim ngạch xuất khẩu trong 4 năm 2006-2010.
“Trong tương lai, doanh nghiệp dệt may VN sẽ phải đón nhận một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt hơn rất nhiều” - ông Ân cảnh báo.
▪ Kinh tế Việt Nam tăng trưởng khởi sắc (12/10/2007)
▪ Vàng biến động mạnh (12/10/2007)
▪ 21 mã tăng trần, VN-Index vẫn rớt điểm (12/10/2007)
▪ Thắt lưng buộc bụng vẫn khổ (12/10/2007)
▪ TPHCM: Ngày 1.7.2006 chưa thể thi hành Luật Nhà ở (30/06/2006)
▪ Chế tạo gần 10.000 tấn thiết bị cơ khí để xuất khẩu (30/06/2006)
▪ TPHCM: Vay tiền xây nhà trả góp kéo dài 20 năm (30/06/2006)
▪ Cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn): Hàng hoá ùn tắc nhiều (30/06/2006)
▪ Lo gần cho những chuyến xa bờ (30/06/2006)
▪ 3 khuyến cáo khi VN gia nhập WTO (29/06/2006)