Làn sóng đầu tư mới của Đài Loan
Khai hoa kết quả Suốt chặng đường 16 năm từ 1989-2005, tình hình các DN ĐL sang VN đầu tư được ví như "cá gặp nước". Họ đã đổ vào VN tổng cộng hơn 8 tỉ USD - là vùng lãnh thổ có vốn đầu tư cao thứ hai tại VN. Tuy nhiên theo ông Trần Chí Dương - Trưởng bộ phận thương vụ thuộc Văn phòng Kinh tế Văn hoá Đài Bắc tại TPHCM: Nếu tính cả vốn đầu tư qua những con đường không chính thức, thì tổng vốn đầu tư đạt hơn 10 tỉ USD. 14 năm trước, tại ĐL, Vedan chỉ là "lão tam" (đứng thứ ba) về bột ngọt. Khi bắt đầu tính đầu tư ra nước ngoài, họ đã nghĩ đến Trung Quốc. Thế nhưng sau đó, vị Chủ tịch tên Dương Đầu Hùng của Cty đã quyết định chọn vùng đất Đồng Nai của VN để lập nhà máy sản xuất. Vedan đã khuyến khích người dân đổi giống khoai mỳ và chu cấp giống cho họ để nâng cao năng suất từ 10 lên 20-25 tấn/ha. Hiện nay, Vedan liên quan đến sinh kế của 400.000 nông dân trồng khoai mỳ. Nhưng quan trọng hơn, Vedan đã thu về lợi nhuận không ít. Năm 2004, Vedan lãi 3,2 tỉ Đài tệ, tương đương khoảng 100 triệu USD. Trong số các DN ĐL làm ăn tại VN, Tập đoàn VMEP được mệnh danh là "doanh nghiệp vua" của ĐL tại VN. Năm ngoái, VMEP đã đóng góp lợi nhuận cho Cty mẹ Tam Dương tại ĐL 1,4 tỉ Đài tệ (hơn 43 triệu USD), trong khi Cty này tại VN thu lợi nhuận hơn 81 triệu USD. Ông Lưu Chấn Minh - Chủ tịch HĐQT Cty Đông Quang (Tung Kwang) đầu tư tại Đồng Nai - cho biết, ban đầu đến VN làm ăn không mấy thuận lợi vì không hiểu pháp luật VN. Nhưng 7-8 năm sau, hai bên đã hiểu nhau hơn. Hiện Tung Kwang chiếm 40% thị phần tại VN với ngôi đầu bảng. "Doanh nhân ĐL phải tranh thủ cơ hội này để tăng cường lực lượng và phát huy vai trò đầu tư tại VN. Thị trường VN hơn 80 triệu dân, còn chưa phát triển hoàn toàn chính là cơ hội lớn cho chúng ta đến làm ăn" - ông Hoàng Thế Huệ - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn VMEP - nói. Song quan trọng hơn, làm ăn tại VN không chỉ là làm ăn với VN. VN đang có một vai trò ngày càng quan trọng trong khối ASEAN, tăng trưởng hàng năm hơn 7%. Các doanh nhân ĐL đã nhìn thấy cơ hội sau khi VN gia nhập AFTA, thị trường dịch vụ sẽ phải phát triển nhanh hơn, và bắc thêm chiếc cầu cho doanh nhân Đài bước vào thị trường ASEAN 500 triệu dân. Thẩm Hồng Thuỵ |
▪ Thích nộp phạt! (14/11/2005)
▪ Giới thiệu kinh nghiệm của Hàn Quốc về chính sách đổi mới công nghệ (12/11/2005)
▪ Hiểm hoạ lơ lửng trên núi (12/11/2005)
▪ Thuỷ điện nhỏ, khó khăn lớn (12/11/2005)
▪ Đón du khách quốc tế thứ ba triệu đến Việt Nam (12/11/2005)
▪ Vận tải ôtô trước thềm hội nhập: Càng chạy càng... lỗ (12/11/2005)
▪ Nội gián! (12/11/2005)
▪ Tin vắn 12/11 (12/11/2005)
▪ Bảo hiểm nông nghiệp trước nguy cơ khai tử (12/11/2005)
▪ Cổ phiếu thứ 31 chuẩn bị lên sàn niêm yết (13/11/2005)