Chỉ với chi phí đầu tư trên 700 triệu đồng, các giải pháp tiết kiệm năng lượng đã làm lợi cho Công ty Cao su Sao Vàng 6,5 tỷ đồng. Thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng chi tiền.
![]() |
Lắp đặt hệ thống tiết kiệm điện tại công ty Garmex. (SGGP) |
Dự án “Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của máy móc, thiết bị”được Công ty Cao su Sao Vàng tiến hành từ 3 năm trước với sự phối hợp của Trung tâm Năng suất Việt Nam. Theo kỹ sư Trịnh Minh Thông (Ban Tiết kiệm năng lượng, Công ty Cao su Sao Vàng), máy móc và thiết bị phụ trợ của công ty có nhược điểm là không đồng bộ, nhiều chủng loại nên hiệu suất sử dụng năng lượng thấp. Các thiết bị đã vận hành trong thời gian dài nên mức tiêu thụ điện khá lớn.
Ban Tiết kiệm năng lượng đã đề xuất một loạt biện pháp như tận dụng nước xả các lò hơi, lắp đặt bộ hâm cho lò hơi đốt dầu, tính toán tiết kiệm do mất bảo ôn, tận dụng nước làm mát.
Đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất cũng được Ban giám đốc Công ty nhựa Chợ Lớn quyết định thực hiện nhằm tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ. Đầu năm 2005, công ty quyết định chi 100.000 USD để đầu tư mới 22 tay robot ép nhựa tự động, nhờ đó giảm được 10% điện năng tiêu thụ, đồng thời tăng 40% năng suất. Khâu gia nhiệt hạt nhựa cũng được doanh nghiệp tập trung cải tiến bởi công đoạn này chiếm 50% lượng điện tiêu thụ.
Tiết kiệm kiểu thủ công
Khảo sát mới đây của Trung tâm năng suất VN cho thấy, doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của tiết kiệm điện, nhưng biện pháp chủ yếu được thực hiện mới là thay thế bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang, cải tiến động cơ điện, hiện đại hóa các bộ chỉnh lưu (bộ biến tần) hoặc giảm bớt sử dụng điện năng cho sấy nóng và biến đổi nhiệt năng.
Thông thường khi thực hiện tiết kiệm năng lượng, có 3 mức đầu tư: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đầu tư ngắn hạn chủ yếu là thực hiện các biện pháp như cải tiến chế độ quản lý năng lượng, tổ chức sản xuất hợp lý, sửa chữa nhỏ. Biện pháp này đòi hỏi đầu tư không đáng kể, hiệu quả tiết kiệm khá rõ.
Đầu tư trung hạn bao gồm cải tạo, nâng cấp hoặc đổi mới từng phần các thiết bị đang làm việc nhằm nâng cao hiệu quả năng lượng, như thay đổi bảo ôn, thu hồi nhiệt, thay thế các bộ phận đã cũ, thay thế các động cơ điện non tải và áp dụng bộ truyền động điều chỉnh kiểu tần số ở các công trình có phụ tải biến động. Các biện pháp này đòi hỏi mức đầu tư vừa phải, thời gian thu hồi vốn thường dưới 2 năm.
Đầu tư dài hạn bao gồm nâng cấp thiết bị hoặc thay đổi công nghệ, thiết bị mới. Biện pháp này cần đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên doanh nghiệp thường phải xem xét kỹ tính khả thi về kinh tế.
Nhiều doanh nghiệp ngại ảnh hưởng đến sản xuất hoặc không tiên liệu được đầu tư sẽ mang lại gì, kết quả ra sao. Sau khi được tư vấn phân tích họ mới mạnh dạn áp dụng", chuyên gia tư vấn Trung tâm năng suất Lê Thị Thoa nhận xét. Theo bà Thoa, doanh nghiệp thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng có thể giảm được 10-15% chi phí năng lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Còn thờ ơ
Bên cạnh các doanh nghiệp đang nỗ lực triển khai tiết kiệm điện, vẫn có doanh nghiệp thờ ơ hoặc ít quan tâm. Có công ty may vào ca 3 công nhân chỉ làm việc ở 2 dãy, nhưng để sáng đèn cả 4 dãy. Ở nhiều công ty người lao động không hề có thói quen khi ra khỏi phòng tắt đèn, quạt và để máy chạy không tải.
Khảo sát của VnExpress trong tuần qua cũng cho thấy trong số 310 doanh nghiệp tham gia ý kiến, 31,6% chưa quan tâm tới tình hình thiếu điện và các giải pháp đối phó trong mùa hè tới.
Doanh nghiệp bạn chuẩn bị cho đợt thiếu điện mùa hè này như thế nào? |
Lên phương án tiết kiệm sử dụng điện năng |
| ||
Điều chỉnh kế hoạch sản xuất |
| ||
Chưa quan tâm |
| ||
Ý kiến khác |
|
Tình trạng sử dụng lãng phí nhiên liệu của khối sản xuất cũng được Bộ Công nghiệp lưu ý trong Chương trình tiết kiệm năng lượng quốc gia. "Theo dự báo, tình trạng thiếu điện có thể sẽ còn kéo dài trong vài năm tới, do nguồn cung chưa đủ. Bộ Công nghiệp đã có chỉ thị yêu cầu các doanh nghiệp chủ động đẩy mạnh các biện pháp ứng phó với tình hình", Thứ trưởng Bùi Xuân Khu cho biết.
Việt Phong
Theo dòng sự kiện: |
Sáng mai Bộ trưởng Công nghiệp giải trình vấn đề về điện (24/11/2005) |
Giá điện sinh hoạt tăng, sản xuất có thể giữ nguyên (17/11/2005) |
Đề xuất tăng giá điện gần 15% (14/11/2005) |
Chưa ép mua điện theo giờ sinh hoạt (19/10/2005) |
Giải pháp chống thiếu điện mới chỉ trên giấy (15/09/2005) |
Xem tiếp» |
▪ Tin kinh tế ngày 13.2 (13/02/2006)
▪ TT-Huế: Hơn 100ha lúa ở huyện Phong Điền bị ngập úng (13/02/2006)
▪ Nguy cơ phá sản một dự án (13/02/2006)
▪ Gạo nội thua trên sân nhà (13/02/2006)
▪ Chính phủ yêu cầu báo cáo việc tăng giá thuốc (13/02/2006)
▪ 13 trong... 1! (13/02/2006)
▪ Bùng nổ dịch vụ tiện ích cho điện thoại di động (13/02/2006)
▪ Gạo Thái Lan tràn ngập thị trường ĐBSCL (10/02/2006)
▪ Có thể tăng giá điện trong đầu năm 2006 (10/02/2006)
▪ Cấp thêm 2 đầu số mới cho VinaPhone và MobiFone (11/02/2006)