Trợ lý Đại diện Thương mại Mỹ Dorothy Dwoskin: Nếu trước cách nhau 20cm, giờ chỉ còn 2
Bà Dorothy cho biết: "Chúng tôi đã đạt được tiến bộ trong tất cả các lĩnh vực và có một kế hoạch làm việc cụ thể để tiếp tục tiến về phía trước. Mỹ cam kết sẽ hoàn tất việc đàm phán song phương và tiếp tục nắm vai trò lãnh đạo trong việc giải quyết các vấn đề đa phương như trợ cấp, thương quyền, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và hoạt động thương mại của doanh nghiệp nhà nước". Bà Dorothy Dwoskin cho rằng, việc trở thành thành viên WTO cũng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mới được công bố của Việt Nam: "Trong những mục tiêu đặt ra có việc Việt Nam hội nhập đầy đủ vào kinh tế toàn cầu vào năm 2010, huy động được số vốn 840 tỉ USD trong 5 năm tới và duy trì tăng trưởng cao. Chúng tôi tin tưởng rằng, những cam kết về cải cách và việc tự do hoá trong quá trình gia nhập WTO là chìa khoá để giúp VN đạt được mục tiêu của mình". Bà Dwoskin đã trả lời câu hỏi của các phóng viên: ´ Liệu hai bên có gặp nhau trước tháng 4 năm nay? Nội dung của vòng tiếp theo? - Bây giờ mới là tuần thứ ba của tháng giêng. Hy vọng chúng tôi sẽ gặp nhau trong tháng ba để tiếp tục thảo luận. VN muốn vào WTO và đã có nhiều bước quan trọng để thực hiện điều đó. Tôi thấy không có lý do gì để trì hoãn viễn cảnh đó, hai bên đều cố gắng hết sức để hoàn tất đàm phán. ´ Mỹ nói muốn VN gia nhập càng sớm càng tốt. Vậy tại sao Mỹ không chấp nhận thoả thuận với VN như đã thoả thuận với các nước khác vào thời điểm giữa những năm 1990? Có phải Mỹ đang nâng chuẩn mực về WTO, mà người ta gọi là WTO cộng? - Về cái gọi là WTO cộng, chúng tôi vẫn làm việc hết sức tích cực để giúp VN đàm phán WTO. Vấn đề không phải dành cho một nước nào một bản thoả thuận ngoại lệ, mà là chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với VN để giúp đỡ họ đáp ứng những mối quan tâm và lợi ích của họ khi VN gia nhập WTO. ´ Thoả thuận với VN sẽ được thông qua tại Quốc hội Mỹ. Liệu có những trở ngại gì khi một số thành viên quốc hội muốn gắn vấn đề gia nhập WTO với vấn đề tôn giáo? - Chúng tôi đàm phán với VN nhiều vấn đề thương mại liên quan đến gia nhập WTO... Trong quá trình đàm phán, chúng tôi vẫn tham vấn chặt chẽ với Quốc hội Mỹ như Uỷ ban Tài chính Thượng viện, Uỷ ban Nông nghiệp Thượng viện, Uỷ ban Ngân sách Hạ viện... Quan hệ hai bên bao trùm lên nhiều lĩnh vực, chứ không chỉ kinh tế. Về những lĩnh vực khác, chúng tôi luôn thể hiện để Việt Nam biết quan điểm của chúng tôi, nhưng chúng tôi luôn nhằm mục đích cải thiện quan hệ hai nước trong những năm tới. |
▪ Hàng ngàn chai rượu ngoại giả trên thị trường (19/01/2006)
▪ Mua chè của đồng bào dân tộc thiểu số với giá ưu đãi (19/01/2006)
▪ EU không ngăn chặn xuất khẩu giày da của Việt Nam (19/01/2006)
▪ Vận hành dự án mở rộng trạm biến áp Suối Dầu (19/01/2006)
▪ Đà Nẵng được hưởng một số cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi (19/01/2006)
▪ Áp lực cung cầu vốn đẩy lãi suất ngân hàng tăng cao (19/01/2006)
▪ Thị trường ôtô VN năm 2005 giảm sút 13% (19/01/2006)
▪ Dấu tích một dòng gốm (18/01/2006)
▪ Tin kinh tế ngày 18.1 (18/01/2006)
▪ Các phương tiện chỉ được phép qua 10 cặp cửa khẩu Việt - Lào (18/01/2006)