Trong những năm tới, 29 tỉnh dọc đường Hồ Chí Minh sẽ tập trung phát triển nhanh những ngành có lợi thế như xây dựng thuỷ điện, chế biến nông lâm thuỷ sản, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng.
Đó là nội dung chính trong "Quy hoạch phát triển công nghiệp dọc đường Hồ Chí Minh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020" vừa được Bộ Công nghiệp nghiệm thu. Theo Quy hoạch, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của 29 tỉnh này trong giai đoạn 5 năm tới sẽ đạt bình quân gần 17%.
Ngoài triển khai các dự án lớn như tổ hợp khí điện đạm Cà Mau, bôxit-alumin Đăk Nông, các nhà máy xi măng lớn ở Thái Nguyên, Hà Tây, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Bình Phước và Tây Ninh, các tỉnh sẽ chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề mang đậm nét văn hoá các dân tộc nhằm phục vụ khách du lịch và xuất khẩu, đặc biệt là ở những khu vực giao cắt với các tuyến hành lang Đông Tây.
Đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo chiều dài của đất nước từ Cao Bằng đến Cà Mau, đi qua địa phận của 29 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài khoảng 3.167 km.
V.P.
▪ Giá gas "bốc", điện tử rớt thảm hại (03/01/2006)
▪ Sẽ có nhà máy lọc hóa dầu tại Nhơn Hội (03/01/2006)
▪ “Tín đồ” của hàng giảm giá (02/01/2006)
▪ Giá gas cao nhất trong 11 năm (02/01/2006)
▪ Viettel giảm cước di động (31/12/2005)
▪ Rót tấn than thương phẩm thứ 30 triệu (31/12/2005)
▪ Đề xuất thành lập 130 điểm kinh doanh gia cầm có tủ bảo ôn (31/12/2005)
▪ Diễn biến tiền tệ năm 2005: Quá bất ngờ (31/12/2005)
▪ Dưa hấu, điều và bông vải... mất mùa! (31/12/2005)
▪ Tập trung quyết liệt thúc đẩy kinh tế (31/12/2005)