Thị trường bất động sản: Con tàu sắp chìm Ngọc Huân
Phát triển theo kiểu bong bóng Không phải đến năm 2005, những vấn đề của thị trường bất động sản mới lộ rõ, từ 3 năm trước các chuyên gia của Viện Kinh tế TPHCM đã nhận thấy rằng thị trường bất động sản phát triển quá nóng theo kiểu bong bóng, không bền vững và có khả năng gãy đổ. Thị trường nhà đất sôi động không phải do nhu cầu thực, mà chủ yếu do tác động của các nhà đầu tư thứ cấp, mua đi bán lại. Tuy nhiên, nhận định này hầu như bị các nhà quản lý bỏ qua. Phải đến đầu năm 2005, khi các ngân hàng bắt đầu "đóng cửa" đối với các khoản vay đầu tư vào nhà đất (mặc dù có thế chấp), thì con tàu thị trường bất động sản bắt đầu chao đảo dữ dội. Khi không còn sự hỗ trợ của các ngân hàng, những điểm yếu trước đây vốn đã được cảnh báo bắt đầu lộ rõ. Số lượng giao dịch trên thị trường nhà đất tụt giảm thê thảm, hầu hết các trung tâm giao dịch lớn của thành phố đã không đảm bảo được 50% số lượng giao dịch trong năm 2004. Theo số li.ệu của Trung tâm Thông tin tài nguyên môi trường và Đăng ký nhà đất, trong 6 tháng đầu năm 2005 chỉ có 4.518 hồ sơ giao dịch, giảm 68% so với cùng kỳ năm 2004. Cũng nhờ sự hậu thuẫn của ngân hàng, nguồn vốn của xã hội được đổ dồn vào đầu cơ bất động sản, tạo nên cơn sốt. Bây giờ khi không còn nguồn vốn của ngân hàng, hàng ngàn doanh nghiệp (DN) nhỏ sẽ chết. Theo ông Trần Thế Ngọc - Giám đốc Sở TN - MT, nếu chỉ tính bình quân suất đầu tư cho mỗi mét vuông đất nông nghiệp thành đất ở là 400.000 đồng, thì các DN của thành phố đã đầu tư khoảng 50.000 tỉ đồng vào các dự án phát triển nhà ở, kinh doanh nền nhà. Đó là chưa kể số vốn đầu tư vào đất đai nằm ngoài các dự án được thành phố giao đất chính thức. Nguồn vốn thực hiện các dự án, trong đó phần lớn là vốn huy động từ các tổ chức tín dụng. Cũng theo ông Ngọc, thị trường nhà đất hiện tại đã rơi vào tình trạng mất cân đối thanh toán cung - cầu. Việc ngân hàng đóng cửa với các khoản vay đầu tư vào nhà đất là một trong những nguyên nhân chính làm cho thị trường nhà đất đóng băng. Thị trường bất động sản Hà Nội: Đơn cử hư một ngôi nhà 2 tầng, mặt bằng 50m2 tại quận Ba Đình vừa được bán giá 1,4 tỉ đồng, trong khi vài tháng trước còn rao bán 1,6 tỉ đồng. Một căn hộ chung cư tầng 3 tại khu tập thể Thành Công, diện tích 50m2, đang chào bán 500 triệu đồng, dù cách đây 7 tháng được rao với giá 650 triệu đồng. Mặt hàng nhà chung cư vốn được xem là vừa túi tiền với nhiều người, nay cũng ế ẩm. Thậm chí, ngay cả giá đất do UBND TP quy định cho các dự án đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn, mặc dù đã được hạ xuống, nhưng vẫn không ít dự án không đủ người đăng ký tham gia đấu giá. Không chỉ tại các dự án thuộc các khu vực xa xôi như huyện Sóc Sơn hay huyện Đông Anh, mà ngay cả các dự án có hạ tầng tốt, thuận tiện đi lại ngay trong nội thành tại quận Đống Đa, Tây Hồ... cũng không còn hút khách. T.Huyền |
▪ Tăng lương từ 1.10: Chia sẻ áp lực giá (19/09/2005)
▪ Vụ côngtơ điện tử: Đàm Quốc Trung - tác giả của "tập đoàn gia đình" (19/09/2005)
▪ Toà tuyên: Đại hội hợp pháp (19/09/2005)
▪ Mở rộng đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân (19/09/2005)
▪ Đà Nẵng: Tiêu huỷ gần 1.000 phụ tùng xe máy giả (17/09/2005)
▪ Giá vàng tiếp tục "leo thang" (17/09/2005)
▪ Khắc phục sự cố "chết" máy ATM (17/09/2005)
▪ Lạm phát có thể tới 10% (17/09/2005)
▪ Vụ côngtơ điện tử: Thống nhất hai phương án bồi hoàn (17/09/2005)
▪ Một kiến nghị... lạc lõng (17/09/2005)