Tỷ phú "Made in Khmer" (ĐBSCL) Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khmer vẫn còn ở mức khá cao, nhưng không phải vì thế mà không có những hộ Khmer đã trở thành những "Đại gia" giàu có nổi tiếng cả vùng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn tác động những hộ Khmer khác phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Độc đáo Kim Thái Thông Năm nay mới 46 tuổi và gắn bó với nghề nông từ thời trai trẻ, nhưng trông Kim Thái Thông đã ra dáng vẻ "ông chủ" ở xã Long Phú (Long Phú, Sóc Trăng). Vỗ vỗ chiếc bụng đã bắt đầu hơi to anh Thông nói: "Hồi đó mỗi buổi tôi ăn cơm 3-4 tô mà bụng cũng đâu có bự như bây giờ... vì suốt ngày phải làm lụng tất bật trên đồng. Còn giờ thì phải tính toán bằng cái đầu, nên... thiệt tình là không dễ!". Chuyện tính toán của anh thiệt là không giống ai. Dự định cất nhà khoảng 10 ngàn giạ lúa. Tính đi, tính lại nếu mướn thợ thì tốn nhiều tiền quá nên anh để ý "học lén" chuyện trộn hồ, đổ cột, đổ đà... rồi về nhà bắt tay vào làm. Ngôi nhà được hoàn thành và gia đình ở đã hơn 10 năm nay chưa hề hấn gì. Được nước, anh và các con tự làm thêm 3 căn cũng không tốn một đồng mướn thợ. Anh kể chuyện cất nhà tường đổ bê tông nóc bằng của mình nghe dễ như không vậy. Cơ ngơi của anh bây giờ ít ai có thể hình dung là nó được tạo dựng nên bằng chính mồ hôi và cả quãng thời trai trẻ của anh. Bởi thế, bây giờ dù đã trở thành người giàu có nổi tiếng ở cái xã nghèo Long Phú này, nhưng đối với anh đó chính là khoảng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời. Lúc ấy gia đình chỉ có 7 công đất làm lúa mùa một vụ, nên để đảm bảo cuộc sống cho cả gia đình gồm 3 người em và một mẹ già bị bệnh là hết sức khó khăn. Nhưng với anh Thông mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhờ vào sự siêng năng và biết tính toán trong làm ăn. Anh nhớ rõ: "Hồi đó làm lúa mùa thu nhập đâu có bao nhiêu, tôi phải đi cấy lúa, đập lúa thuê cả vào ban đêm mới đủ nuôi gia đình. Chỉ khi nhà nước khuyến khích làm lúa thần nông tôi xung phong nhận khoán làm trước mới bắt đầu khá lên và có dư để dành mua đất thêm từ từ. Sau này mới bắt đầu nuôi heo, mua máy cày, máy suốt, rồi gần đây là nuôi bò. Các con tôi giờ đã có gia đình, đứa nào cũng có vài chục công đất hết và tôi cũng lo gia đình cho các em của mình đàng hoàng nên cũng thấy thoải mái hơn". Tôi hỏi thu nhập mỗi năm của anh. Anh đưa lên 4 ngón tay. 400 triệu đồng đó! Sà Rươl nhớ lại: "Lúc này cũng chỉ làm lúa thôi, nhưng trúng hơn trước nhiều nên thu nhập cũng kha khá. Rồi mua thêm được đất trồng củ cải, trồng hành tím và đến năm 1999, khi nhà nước phát động chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo mô hình tôm - lúa thì tôi mới có cơ hội làm giàu đến giờ". Chỉ tính riêng mức lợi nhuận trong 3 năm 2000-2002 đã lên đến gần 1,1 tỷ đồng từ nuôi tôm sú, trồng hành, làm lúa, nuôi bò. Liên tục từ năm 2003 đến nay, việc sản xuất kinh doanh của anh cũng khá thuận lợi với mức lãi vài trăm đến cả tỷ đồng mỗi năm. Anh Sà Rươl khoe: "Căn nhà tôi ở Giồng Dú trị giá cả tỷ bạc rồi, làm điểm cho mướn thu mua tôm sú mỗi năm cũng được vài chục triệu đồng. Tôi còn có 2 xe úi, máy cày, cùng nhiều phương tiện phục vụ sản xuất khác. Ngoài ra tôi còn mở trại giống tôm sú, vựa hành và mấy năm trước còn làm thêm nghề thu mua bán củ cải muối nữa". |
▪ Năm 2006: Tiếp tục giảm cước viễn thông (13/03/2006)
▪ Hiệp hội Lương thực VN: Xin vay vốn bằng thế chấp hàng hoá để mua lúa số lượng lớn (13/03/2006)
▪ Giá thu mua điều vụ 2006: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược! (13/03/2006)
▪ Nghịch lý ở chợ biên giới (13/03/2006)
▪ Sẽ bổ sung nguồn vốn cho thủy lợi phục vụ vùng nuôi tôm (13/03/2006)
▪ "Dân chủ" kiểu ấy thì...! (13/03/2006)
▪ Miễn phí cho xe máy trên các tuyến quốc lộ bị ùn tắc (11/03/2006)
▪ Xuất khẩu rau quả giảm trên 42% (11/03/2006)
▪ Thuỷ sản và nông nghiệp phối hợp... nuôi cá song (11/03/2006)
▪ TPHCM: Giá đo vẽ nhà đất tăng mạnh (11/03/2006)