Trả lời: Thông tư số 11/2005/TT-BLÐTBXH ngày 5-1-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định:
- Ðối với quân nhân chuyển ngành; công an nhân dân chuyển sang công tác các cơ quan Ðảng, Nhà nước, đoàn thể ngoài lực lượng vũ trang; người làm công tác cơ yếu chuyển ngành thuộc diện được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của năm năm cuối trước khi chuyển ngành. Mức bình quân tiền lương quy định này được tính trên cơ sở hệ số của các mức lương nhân với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định tại thời điểm về hưu.
- Với những người chuyển ngành trước 1-10-2004, khoản phụ cấp thâm niên được tính theo các mức tiền lương cấp hàm; với những người chuyển ngành sau
1-10-2004; khoản phụ cấp thâm niên được tính theo các mức tiền lương cấp hàm, phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung. Mức tiền lương để làm cơ sở tính phụ cấp thâm niên tính trên cơ sở hệ số mức lương nhân với mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định tại thời điểm về hưu.
- Ðối với người thuộc diện được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm liền kề cao nhất làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để làm cơ sở tính lương hưu thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính lương hưu và trợ cấp một lần khi về hưu sẽ được tính trên cơ sở hệ số mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định tại thời điểm về hưu.
- Ðối với người có thời gian đi làm chuyên gia ở nước ngoài thuộc diện được nâng bậc lương khi về hưu thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH trong năm năm cuối cùng để làm cơ sở tính lương hưu sẽ được tính trên cơ sở hệ số mức lương nhân với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định tại thời điểm về hưu.
- Ðối với người lao động làm việc theo các loại hợp đồng lao động quy định tại Bộ luật Lao động ở các công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần; công ty TNHH nhà nước một thành viên; công ty TNHH nhà nước hai thành viên trở lên, khi về hưu được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của năm năm cuối cùng để làm cơ sở tính hưởng lương hưu (nếu công ty thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ tiền lương). Còn trong trường hợp công ty không thực hiện đầy đủ các quy định trên, thì lương hưu của người lao động khi về hưu sẽ được tính dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Sau khi thực hiện về điều chỉnh mức lương hưu theo Thông tư nói trên, với những người có mức lương hưu thấp hơn mức tiền lương tối thiểu chung, thì sẽ được bù cho bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định tại thời điểm về hưu; đối với người về hưu sống cô đơn sau khi điều chỉnh có mức lương hưu dưới 435.000 đồng/tháng, thì được bù cho bằng 435.000 đồng/tháng. Trường hợp cơ quan, đơn vị cũ giải thể đã có quyết định tuyên bố phá sản của TAND có thẩm quyền, mà người lao động không được chuyển xếp lương mới, thì thực hiện việc tính lương hưu cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí tính theo mức tiền lương cũ và điều chỉnh thêm 10% lương hưu.
Luật sư KIM NGA
|