![]() |
Bé gái mang thai hộ đầu tiên của cả nước chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương vào ngày 22/1. Ảnh VNN |
Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân sự để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Cụ thể, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân sự để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải đáp ứng các điều kiện.
Thứ nhất về cơ sở vật chất, có phòng hồi sức cấp cứu; Có phòng xét nghiệm nội tiết sinh sản có thể cung cấp kết quả trong ngày; Có đơn nguyên riêng cho việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm diện tích tối thiểu là 500 m2 (kể cả lối đi) và các phòng: Tiếp đón bệnh nhân; khám nam, nữ; chọc hút noãn; lấy tinh trùng; lab nuôi cấy; siêu âm; xét nghiệm và lọc rửa tinh trùng đáp ứng các tiêu chuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Về trang thiết bị y tế, có tối thiểu các trang thiết bị y tế: 2 tủ cấy CO2; 3 tủ ấm; 1 bình trữ tinh trùng; 1 máy ly tâm; 1 tủ sấy; 1 bình trữ phôi đông lạnh; 2 máy siêu âm có đầu dò âm đạo; 1 kính hiển vi đảo ngược; 2 kính hiển vi soi nổi; 2 bộ tủ thao tác.
Về nhân sự, người trực tiếp thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu: Có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh; Có văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc chứng nhận đã được đào tạo về kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm do cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài cấp; Có xác nhận đã thực hành ít nhất 20 chu kỳ điều trị vô sinh bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm của cơ sở đã được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung điều kiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Cụ thể, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đáp ứng các điều kiện: Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (quy định cũ 1 năm), kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật này; Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 2 năm.
Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế, Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/1/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không phải thực hiện theo quy định tại về hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
▪ Thành phố cửa khẩu nỗ lực đẩy lùi tội phạm mua bán người (04/08/2016)
▪ Hà Nội: Chỉ đạo điểm xử lý đối tượng nghiện tại 6 quận, huyện (03/08/2016)
▪ Đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm (02/08/2016)
▪ Gái mại dâm “hòa nhịp” cùng công nghệ số (01/08/2016)
▪ Phối hợp ngăn chặn tội phạm ma túy qua đường hàng không (30/07/2016)
▪ Quy định chi phí thực tế đảm bảo việc chăm sóc người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (27/07/2016)
▪ Bắt quả tang hàng chục đối tượng sử dụng ma túy tại quán bar (26/07/2016)
▪ Phát hiện, xử lý “cỏ Mỹ”, “lá Khat”: Khó chồng khó (25/07/2016)
▪ Lấp kẽ hở pháp luật để kiểm soát các chất hướng thần mới (21/07/2016)
▪ Quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (20/07/2016)