Chống nghiện hút, giảm lây lan HIV tại châu Á – Thái B́nh Dương
Các Website khác - 05/07/2005

Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 7 về AIDS tại khu vực châu Á – Thái B́nh Dương (International Congress on AIDS in Asia and the Pacific - ICAAP) diễn ra tại Kobe, các đại biểu tham dự đă kêu gọi, các nước trong khu vực ICAAP cần phải nhanh chóng có kế hoạch hành động, ngăn ngừa sự lây lan virus HIV trong số những người nghiện ma tuý.

Theo các bản tường tŕnh và các báo cáo đưa ra tại Hội nghị từ ngày 1-5/7, một trong những nguyên nhân được quy kết nhiều nhất cho nạn bùng phát đại dịch tại khu vực ICAAP chính là do nạn nghiện hút, tiêm chích quá phổ biến tại các quốc gia trong khu vực. Đó là c̣n chưa kể, tại Trung Quốc và Ấn Độ, thuốc phiện c̣n gây ra nhiều tác hại nhiều hơn người ta vẫn nghĩ từ trước tới nay.

C̣n ở Indonesia, Nepal và Việt Nam, sự gia tăng lây nhiễm virus HIV trong nhóm đối tượng nghiện hút có sử dụng bơm kim tiêm đồng thời đă khiến đại dịch lây lan rộng sang cả nhóm đối tượng không nghiện ma tuý nhưng lại có quan hệ t́nh dục không an toàn. Chính từ những thực tế đó đă khiến căn bệnh thế kỷ ngày một hoành hành trong khu vực rộng lớn này.

Ông Prasada Rao, lănh đạo khu vực của Đội hỗ trợ địa phương (Regional Support Team) của Chương tŕnh hợp tác quốc gia về HIV/AIDS của LHQ (Joint United Nations Program on HIV/AIDS - UNAIDS) nói: "Chúng ta cần phải thiết lập một chương tŕnh pḥng chống nạn nghiện hút ma tuư trên diện rộng. Mặc dù đâu đó trên thế giới cũng đă có những nơi thực hiện thành công vấn đề này, nhưng rơ ràng, về phương diện đại thể, việc quan tâm, quản lý nhóm đối tượng này vẫn c̣n dừng ở mức rất hạn chế".

Chính tại khu vực ICAAP này, mặc dù đại dịch thế kỷ có liên quan rất nhiều tới nạn tiêm chích ma tuư, nhưng vẫn chưa có một sự quan tâm thoả đáng nào cả.

Phát ngôn viên cốt cán của ICAAP, Tariq Zafar, thuộc tổ chức phi chính phủ Nai Zindagi (tổ chức chuyên cung cấp các hoạt động phụ vụ trên đường phố dành cho những người nghiện hút tại Pakistan) cho biết: "Ở châu Á, ai cũng có thể thấy một sự thực rơ ràng là, tiêm chích đang là nguy cơ chủ yếu gây lây lan virus HIV trong cộng đồng dân cư, nguyên nhân chính là các con nghiện thường xuyên trao đổi bơm kim tiêm với nhau khi dùng thuốc".

Ông nói: "Tất nhiên, việc bỏ thuốc là một cách tối ưu, nhưng không phải ai cũng có thể bỏ được, và không phải ai cũng có điều kiện được hưởng các dịch vụ chăm sóc điều trị khi cai thuốc. Chính v́ thế, điều cần thiết là phải ngăn cản họ không dùng chung bơm kim tiêm, và tốt nhất là có thể ngăn họ không dùng bơm kim tiêm chích thuốc vào cơ thể".

Hội nghị tại Kobe lần  này đă đi tới thống nhất trong vấn đề khẳng định, tiêm chích ma tuư có mối liên hệ  hết sức chặt chẽ với việc bùng phát đại dịch HIV/AIDS tại châu Á – Thái B́nh Dương. Tuy nhiên, cũng theo một số đại biểu, vấn đề này vẫn cần phải xem xét thêm nữa.

Giám đốc điều hành Ton Smits của Mạng lưới Giảm thiệt hại khu vực châu Á (Asian Harm Reduction Network) th́ cho rằng, tất nhiên hội nghị lần này cũng đă đưa ra được một số thông in mới mẻ trong việc xác định những nguyên nhân lây lan đại dịch, thế nhưng theo ông, vấn đề thực sự cần thiết chính là hành động của chính phủ các quốc gia trong khu vực trước t́nh h́nh này.

Ông nói: "Tất nhiên, tôi không phủ nhận những điều chúng ta đă nghe trong tuần này là hết sức quan trọng, nhưng rơ ràng, nó chẳng cho ta biết được thêm ǵ về những điều mà ta không biết. Những ǵ chúng ta cần chính là chính phủ và các tổ chức cần phải có kế hoạch hoạt động rơ ràng để có thể làm ngay một điều ǵ đó cho những con người khốn khổ đó ở khu vực châu Á".

Do vị trí địa lý khá gần gũi với các đại gia sản xuất heroin trái phép và cũng do cái nghèo đói bủa vây khá nhiều nơi trong khu vực châu Á mà nơi đây đă thực sự là "cửa ngơ", là "điểm hẹn" của các con nghiện chuyên dùng bơm kim tiêm trên thế giới.

Theo thống kê của LHQ, năm 2004, riêng Afghanistan đă tăng sản lượng canh tác cây thuốc phiện lên 64%. Thực tiễn này kéo theo việc gia tăng nạn buôn lậu và vận chuyển thuốc phiện trái phép vào khu vực châu Á – Thái B́nh Dương cũng như các quốc gia khác.

Với rất nhiều những khó khăn mà người nghiện thuốc gặp phải nếu họ có ư định cai nghiện và những thiếu thốn về dịch vụ điều trị, giải độc, những nỗ lực giảm thiểu tác hại của thuốc phiện lên người dân nói chung và người nghiện thuốc nói riêng trở nên khó thực hiện.

Ông Smits cho biết: "Giảm thiểu tác hại ở đây chính là nói đến cả hai khía cạnh, cả về phía người dùng thuốc và cả về phía cộng đồng xung quanh, để làm được điều đó, không nhất thiết phải giảm được mức tiêu thụ thuốc phiện".

Cũng có một cách thức nữa để giảm thiểu tác hại của thuốc phiện chính là "biện pháp thay thế". Đây là phương pháp giúp những người nghiện thuốc phiện giảm bớt các triệu chứng dày ṿ, thèm thuốc khi bỏ hoặc giảm lượng thuốc dùng.

Ông Smits đề xuất một loại thuốc được dùng trong "biện pháp thay thế" kiểu này chính là Methadone. Khi người nghiện dùng methadone, họ ít chuyển sang dùng bơm kim tiêm chích thuốc hơn, do vậy sẽ bớt đi nguy cơ nhiễm HIV cho các đối tượng nghiện.

Tại Hội nghị ICAAP lần này, Tổ chức y tế thế giới WHO cũng đă tuyên bố thông báo mới, theo đó tổ chức này đă chấp nhận đưa methadone vào danh mục những loại thuốc thiết yếu của WHO (WHO List of Essential Medicines). Danh mục thuốc này do WHO bảo đảm và khuyến khích các trung tâm y tế trên toàn thế giới sử dụng.

Ông Peter Piot, giám đốc điều hành của UNAIDS đánh giá về thông báo này: "Đây là vấn có tầm quan trọng rất lớn. Kể từ nay, những quốc gia nào muốn cung cấp methadone sẽ được tạo điều kiện thuận tiện hơn rất nhiều".

Các đại biểu của ICAAP mong muốn nhân rộng các cách thức giảm thiểu tác hại của việc tiêm chích thuốc phiện. Riêng ông Rao lại có chính kiến riêng của ḿnh, ông cho rằng, chương tŕnh hành động của các quốc gia cần phải toàn diện hơn nữa, bởi lẽ, việc trao đổi bơm kim tiêm và biện pháp dùng methadone thay thế tuy là quan trọng, nhưng chỉ là một khâu trong quá tŕnh điều trị và giảm thiểu thiệt hại gây ra do tiêm chích. Ông nói: "Tôi nghĩ, chúng ta cần phải t́m kiếm nhiều hơn nữa các cách để phối hợp người động thái nhằm giải quyết trọn vẹn vấn đề này".

Có từ 5-10% trường hợp lây nhiễm HIV trên thế giới là do dùng bơm kim tiêm chích ma tuư. Chúng ta hiểu rằng, ta hoàn toàn có khả năng ngăn chặn việc lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm đối tượng nghiện hút và cộng đồng. Nhưng thực tiễn cho thấy, việc gia tăng tỉ lệ lây nhiễm trong đối tượng nghiện hút đă làm tăng tốc độ lây lan nói chung của cộng đồng dân cư. Chính v́ thế, kiểm soát đại dịch này trong xă hội nói chung cũng chính là nhu cầu cần kiểm soát sự lây lan trong nhóm người nghiện ma tuư.

Karen Stanecki, lănh đạo nhóm Giám sát đại dịch AIDS của các chuyên gia hàng đầu về AIDS cho biết: "Nếu chúng ta cố ý nhắm mắt làm ngơ trước các vấn đề của nhóm đối tượng này, họ cũng sẽ không biến mất khỏi trái đất này. Nhưng nếu ta giúp đỡ họ để có thể giảm bớt nguy cơ lây nhiễm HIV th́ cũng có nghĩa sẽ giúp ngăn chặn sự lan truyền rộng răi của đại dịch này trong đời sống cộng đồng".

Đỗ Dương