“STOP AIDS. KEEP THE PROMISE”
(GIỮ VỮNG Chắc các bạn còn nhớ, Ngày Thế giới phòng, chống AIDS đầu tiên được Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố là vào năm 1998 và từ đó đến nay, ngày 01 tháng 12 hàng năm đã trở thành ngày toàn nhân loại đoàn kết trong cuộc chiến chống AIDS và nó cũng đã mau chóng trở thành một trong những ngày kỷ niệm thành công nhất trên thế giới, với sự tham gia hành động của nhiều tổ chức và cá nhân trên khắp hành tinh này.
Gần 10 năm sau Ngày Thế giới phòng, chống AIDS đầu tiên (01/12/1998), vào năm 1997, do nhận thức được sự cần thiết của việc khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động phòng, chống AIDS hàng năm, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã phát động Chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu đầu tiên.
Trong thời kỳ 1997 – 2004, UNAIDS đã là cơ quan điều phối Chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu, với sự tham gia của cơ quan Liên hiệp quốc, các Chính phủ và của các ngành, các cấp các tổ chức của xã hội dân sự ( được hiểu là các tổ chức, các cá nhân ngòai hệ thống Nhà nước).
Năm 2004 là năm đánh dấu sự chuyển biến mới của Chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu. Với chủ đề tập trung vào “Phụ nữ, trẻ em gái và HIV/AIDS, sự giám sát Chiến dịch đã được chuyển từ UNAIDS sang các tổ chức phi chính phủ (NGOs) với sự đề cao vai trò của xã hội dân sự. Hay có thể nói từ năm 2004 sự quản lý Chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu đã được luân chuyển từ “tay” Liên hiệp quốc sang “tay” của xã hội dân sự.
Với mục đích tăng cường hơn nữa vai trò của xã hội dân sự trong Chiến dịch, một Ủy ban Chỉ đạo Chiến dịch toàn cầu đã được thành lập, bao gồm đại diện của các tổ chức phi chính phủ quốc gia. Hiện nay, trong ủy ban này đã có các thành viên từ Brazil, Hà Lan, Nga, Nam Phi, Tanzania và Hoa Kỳ. Ban Thư ký UNAIDS và đại diện của các tổ chức “mấu chốt” trong vấn đề HIV/AIDS như Quỹ toàn cầu chống AIDS, Lao và Sốt rét (GF), Mạng lưới người nhiễm HIV toàn cầu, đại diện của các tổ chức của người lao động… cũng đã tham gia Ủy ban Chỉ đạo này.
Một Văn phòng Chiến dịch Quốc tế cũng đã được thành lập và hiện có trụ sở tại
Với chủ đề “Stop AIDS - Keep the Promise” (theo văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế thì chủ đề này được thể hiện bằng tiếng Việt là: Giữ vững cam kết - Quyết tâm ngăn chặn AIDS) Chiến dịch phòng chống AIDS toàn cầu năm nay và các năm tiếp theo sẽ nhằm lôi cuốn tất cả các quốc gia đoàn kết lại để thực hiện Tuyên bố Cam kết tòan cầu về HIV/AIDS đã được hơn 180 nước thông qua vào tháng 6 năm 2001.
Tại sao lại tập trung vào chủ đề “Stop AIDS - Keep the Promise” (Giữ vững cam kết - Quyết tâm ngăn chặn AIDS)?
Việc lựa chọn chủ đề “Stop AIDS. Keep the Promise” (Giữ vững cam kết - Quyết tâm ngăn chặn AIDS) được nảy sinh từ năm 2003 qua nhiều cuộc tham khảo ý kiến về các chiến dịch phòng chống AIDS tòan cầu. Vào thời điểm đó (năm 2003) vấn đề Phụ nữ và AIDS đã được chọn làm chủ đề cho chiến dịch 2004 –2005, còn 02 chủ đề khác nổi lên là: Sự đáp ứng của cá nhân và Tinh thần trách nhiệm trong cuộc chiến chống AIDS. Với quan điểm tiến hành Chiến dịch phòng chống AIDS toàn cầu là để ủng hộ việc thực hiện Tuyên bố Cam kết toàn cầu về HIV/AIDS và các cam kết chính trị về HIV/AIDS tiếp sau Tuyên bố toàn cầu này, Ủy ban Chỉ đạo Chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu đã đề xuất chủ đề “Stop AIDS. Keep the Promise” cho Chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu năm 2005 này và dự kiến cho cả các chiến dịch trong những năm tiếp theo.
Việc các nguyên thủ quốc gia và các đại diện Chính phủ của hơn 180 nước đã thỏa thuận thông qua Tuyên bố Cam kết toàn cầu về HIV/AIDS đánh dấu một bước quan trọng trong lịch sử phòng, chống AIDS; là một tín hiệu phát ra từ các chính phủ rằng, cần phải khẩn trương ngăn chặn sự phá hủy của đại dịch AIDS trên toàn cầu bằng sự lãnh đạo, bằng hành động và bằng sự trung thực. Dẫu rằng, trước đó, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã có những cam kết phòng, chống AIDS trong đất nước mình, nhưng đây là lần đầu tiên các nước cùng nhau xác định AIDS là một cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Tuyên bố nói trên đã nêu rõ các cam kết cụ thể, trong đó bao gồm các hoạt động dự phòng; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử, xây dựng hạ tầng cơ sở của ngành Y tế; cung cấp các nguồn lực cần thiết và đảm bảo việc điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS. Trong nhiều trường hợp, các cam kết này còn có cả thời hạn thực hiện và điều này làm cho bản Tuyên bố trở thành một công cụ hiệu nghiệm để hướng dẫn và bắt buộc hành động; để hỗ trợ và cung cấp nguồn lực cho tất cả những ai chiến đấu chống lại dịch bệnh, bao gồm những tổ chức cá nhân trong hệ thống nhà nước và cũng như bên ngoài hệ thống này. (Các tổ chức phi chính phủ và tư nhân).
Để đương đầu với AIDS, bản Tuyên bố luôn nhắc đi, nhắc lại vấn đề hợp tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội – từ các Chính phủ và hệ thống Liên hiệp quốc đến các doanh nghiệp, người lao động, các tổ chức tôn giáo, các cơ quan truyền thông và quan trọng là những người nhiễm HIV/AIDS. Chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu lần này sẽ tập trung vào việc thúc đẩy thực hiện các cam kết hợp tác nói trên và kêu gọi cộng đồng quốc tế có trách nhiệm trong việc thực hiện các lời hứa mà họ đã đưa ra trong Tuyên bố Cam kết toàn cầu về HIV/AIDS cũng như tất cả các lời hứa, các cam kết mà họ đưa ra sau đó nhằm đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố Cam kết này. Nghĩa là họ phải biến các cam kết thành hành động thực tiễn.
Nhưng, trách nhiệm thực hiện các cam kết hành động có tính lịch sử trong cuộc chiến chống AIDS nói trên không chỉ thuộc về các nhà lãnh đạo chính trị mà là còn của tất cả mọi người. Mỗi chúng ta cho dù ở cương vị xã hội nào cũng có vai trò trong cuộc chiến chống HIV/AIDS. Và như vậy, mọi người đều phải “keep the Promise” (Giữ vững cam kết hày Hãy giữ lời hứa) của mình để ngăn chặn HIV/AIDS. Hơn thế, cùng với chủ đề “Stop AIDS. Keep the Promise” nói trên, đối với những ai (cả tập thể và cá nhân) còn “đứng ngoài cuộc” chiến dịch lần này còn có thêm chủ đề “Stop AIDS. Make the Promise” (tạm dịch: “Hãy hứa quyết tâm ngăn chặn AIDS”) nhằm kêu gọi mọi người hãy tự hứa với mình và hứa với nhau để góp sức vào việc ngăn chặn HIV/AIDS. Đúng như Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan đã từng phát biểu “Tất cả chúng ta cần phải xác định AIDS là vấn đề của mỗi chúng ta. Tất cả chúng ta cần phải coi phòng, chống AIDS là vấn đề ưu tiên của mình”.
Mục đích của chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu năm nay là nhằm tiếp thêm sinh lực và tích cực hỗ trợ cho các đáp ứng với HIV/AIDS có hiệu quả hơn và bền vững hơn.
Thông qua sự giúp đỡ các đối tác đang làm việc cùng nhau ở các cấp độ quốc gia và cấp độ toàn cầu, Chiến dịch lần này còn nhằm vào việc mở ra các mối quan hệ đối tác giữa những người, những cơ quan có ảnh hưởng lớn đến các đáp ứng với HIV/AIDS. Điều quyết định đến sự thành công của Chiến dịch này là làm tăng nhận thức của dân chúng về các cam kết chính trị và các lời hứa đã được đưa ra liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS, bao gồm cả sự nhận thức về Tuyên bố Cam kết về HIV/AIDS; đồng thời Chiến dịch cũng cần nhằm vào việc lưu ý các Chính phủ về trách nhiệm của họ trong việc thực hiện các lời hứa mà họ đã thông qua trong Tuyên bố Cam kết nói trên.
Các mục tiêu chiến lược của Chiến dịch là:
- Bảo đảm các Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách thực hiện được các mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS mà họ đã thỏa thuận và cam kết.
- Thúc đẩy sự liên kết của các chiến dịch phòng, chống AIDS có hiệu quả, kết nối các nỗ lực quốc gia để có được sự tác động trên phạm vi toàn cầu.
- Tìm được các nguồn lực cần thiết cho cuộc chiến chống HIV/AIDS.
- Mở rộng và tăng cường vai trò của xã hội dân sự trong các đáp ứng với HIV/AIDS.
Cùng với các chủ đề ““Giữ vững cam kết - Quyết tâm ngăn chặn AIDS”, “Hãy hứa quyết tâm ngăn chặn AIDS”, các cơ quan tổ chức Chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu lần này còn đưa ra một khẩu hiệu hành động nữa là “Don’t turn Your back on AIDS” (“Đừng quay lưng lại với AIDS”) để khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đương đầu với AIDS, bao gồm cả việc chăm sóc, điều trị, hỗ trợ cho người có HIV/AIDS và gia đình họ.
Các thông tin về Chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu lần này các cơ quan, đơn vị, cá nhân có thể tìm hiểu trên trang điện tử: www.worldaidscampaign.org
Hoàng Văn
(Theo các tài liệu của UNAIDS)
▪ TP.HCM: Người nhiễm HIV được cấp thẻ chữa bệnh miễn phí (05/12/2005)
▪ Trung Quốc cam kết bảo vệ người lao động di cư khỏi đại dịch HIV/AIDS (06/12/2005)
▪ "Cháy" bao caosu (04/12/2005)
▪ Ngừa và trị HIV/AIDS bằng phương pháp thiên nhiên (03/12/2005)
▪ Không thể đảo ngược cải cách ở VN (02/12/2005)
▪ RWANDA: Chính phủ tiếp nhận quỹ mới chống HIV/AIDS (02/12/2005)
▪ Người nghiện nhiễm HIV/AIDS đã giảm (01/12/2005)
▪ Mỹ: Cần tuyên truyền có trọng điểm hơn về HIV/AIDS (29/11/2005)
▪ 105 tỷ đồng cho phòng chống HIV/AIDS năm 2006 (24/11/2005)
▪ Quốc đảo kiểu mẫu trong chiến dịch chống HIV/AIDS (28/11/2005)