(NLĐ)- Đó là kết quả của một khảo sát do GS Tạ Văn Bình và cộng sự tại Bệnh viện Nội tiết trung ương thực hiện trên 2.394 người từ 30-64 tuổi ở 4 TP Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TPHCM.
Theo đó, các yếu tố nguy cơ được nhận diện là tuổi cao, chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn, tiền sử gia đình có người đái tháo đường (ĐTĐ), tăng huyết áp và ít hoạt động thể lực. Chẳng hạn người có tiền sử gia đình bị ĐTĐ có nguy cơ mắc bệnh này là 13,3% so với 4,1% ở người tiền sử gia đình bình thường. Người ít hoạt động thể lực thì có 6,0% nguy cơ bệnh so với 3,2% ở người hoạt động nhiều. Khảo sát cũng ghi nhận phụ nữ có tiền sử sản khoa (có con nặng từ 3.800 g lúc mới sinh hoặc được chẩn đoán ĐTĐ thai nghén) sẽ có tỉ lệ ĐTĐ là 11,2% so với 4,6% ở phụ nữ bình thường. Theo nhóm nghiên cứu, tỉ lệ ĐTĐ trong cộng đồng chắc chắn sẽ cao hơn vì khảo sát chỉ giới hạn đến 64 tuổi, và do lối sống ngày càng thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho sức khỏe.
Ph.Sơn
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Chích ngừa, điều trị viêm gan siêu vi B thế nào là đúng? (19/12/2004)
▪ Ăn uống hợp lý giúp sống lâu, sống khỏe (19/12/2004)
▪ Mang họa vì chữ bác sĩ (19/12/2004)
▪ Để bảo vệ tim mạch (18/12/2004)
▪ Cúm gà xuất hiện tại Đài Loan (18/12/2004)
▪ Viêm túi mật có thể gây biến chứng nặng (18/12/2004)
▪ Các bài thuốc từ cây hướng dương (18/12/2004)