Theo báo cáo mới đây của WHO, 73% số trẻ tử vong hằng năm trên thế giới có nguyên nhân từ các bệnh viêm phổi, tiêu chảy, sinh non, sốt rét nhiễm trùng máu hoặc thiếu oxy lúc sinh.
"Theo các số liệu mới thu được, trong khoảng 10 triệu trẻ em tử vong dưới 5 tuổi trên thế giới hằng năm, có tới 73% là do một trong 6 căn bệnh chính. Trong đó, chỉ riêng 4 căn bệnh truyền nhiễm đã chiếm hơn phân nửa", tiến sĩ Robert Black, Trường Johns Hopkins Bloomberg, cho biết.
Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân tiềm ẩn của 53% số ca tử vong. Bệnh sởi, uốn ván sơ sinh và HIV/AIDS đều có mặt trong "danh sách tử thần", song chiếm tỷ lệ nhỏ. Đa số trẻ thiệt mạng vì bệnh sốt rét tập trung ở châu Phi. Hai quốc gia Sudan và Somali có tỷ lệ tử vong vì căn bệnh lây truyền qua muỗi này cao nhất thế giới. Viêm phổi, sốt rét, tiêu chảy và sởi là những căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được, song chúng cũng là thủ phạm gây ra 48% số trẻ tử vong.
Châu Phi là vùng đất "hiểm độc" đối với trẻ nhỏ nhất trên thế giới với 42% ca tử vong, tiếp đến là Đông Nam Á 29%.
"Bức tranh toàn cảnh về tình hình dịch bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ trên thế giới sẽ giúp định hướng các chính sách và chương trình chăm sóc sức khỏe cộng động cho mỗi quốc gia", Black nhấn mạnh.
Trong một nghiên cứu độc lập, tiến sĩ Anita Zaidi đến từ Đại học Aga Khan, Pakistan, cho biết tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ trong bệnh viện ở các quốc gia đang phát triển cao gấp 20 lần so với những nước phương Tây. Nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong công tác vệ sinh của bệnh viện.
Mỹ Linh (theo Reuters)
▪ Lao sơ nhiễm và lao vú dễ gây hậu quả nghiêm trọng (25/03/2005)
▪ Bệnh basedow và cách điều trị (25/03/2005)
▪ Bệnh nấm sâu (25/03/2005)
▪ Ngày Thế giới và Giấc ngủ tại Trung Quốc (24/03/2005)
▪ 7 tuổi, nặng 20 kg - có suy dinh dưỡng không? (24/03/2005)
▪ Tại sao khi sốt, người vừa nóng vừa lạnh? (24/03/2005)
▪ Nên tập thể dục vừa phải (25/03/2005)
▪ Dân ASEAN nghiện thuốc lá nặng (25/03/2005)
▪ Bài thuốc từ quả cà (25/03/2005)
▪ Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh lao (25/03/2005)