Tiến sĩ Franck Carbonnel của Đại học Bicetre ở Paris nói rằng: "Nghiên cứu của chúng tôi có thể giúp hiểu biết rõ hơn về vai trò của chế độ ăn uống đối với nguy cơ mắc bệnh IBD. Nếu được khẳng định, kết quả này có thể dẫn tới các chiến lược bảo vệ, đặc biệt ở các gia đình có nhiều nguy cơ mắc IBD".
Trong nghiên cứu của mình, tiến sĩ Carbonnel và các đồng nghiệp đã theo dõi các nguy cơ ung thư và các căn bệnh thông thường khác ở hơn 67.000 phụ nữ, ở độ tuổi từ 40-65.
Trong quá trình theo dõi kéo dài trung bình 10 năm, có 77 phụ nữ bị mắc bệnh viêm đường ruột. Có 90% phụ nữ trong nghiên cứu thực hiện chế độ ăn chứa nhiều protein hơn so với khuyến cáo. Những phụ nữ ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều protein nhất có nguy cơ cao gấp 3 lần mắc bệnh IBD.
Các loại protein động vật, chủ yếu là do ăn cá và thịt, gây ra nguy cơ cao nhất. Trong khi đó, các loại thức ăn cũng chứa nhiều protein như trứng và sản phẩm sữa không gây ra nguy cơ này.
Theo lời tiến sĩ Carbonnel, thịt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường ruột là do việc tiêu hóa các loại protein động vật có thể sản sinh ra nhiều thành phẩm độc hại như là hydrogen sulfide và ammonia. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều protein cũng có thể làm thay đổi việc kết hợp các loại vi khuẩn sống trong ruột kết.
Bệnh viêm ruột được cho là gồm hai căn bệnh mãn tính do viêm đường ruột: bệnh viêm ruột kết gây loét và bệnh Crohn. Mặc dù các căn bệnh này có nhiều đặc điểm chung nhưng giữa chúng cũng có những khác biệt lớn.
Viêm ruột kết gây loét là căn bệnh viêm ở ruột già, còn được gọi là ruột kết. Viêm ruột kết gây loét thường nặng nhất ở vùng trực tràng, có thể gây tiêu chảy thường xuyên, với phân thường có máu và nước nhầy nếu ruột kết bị tổn thương. Bệnh Crohn thường ảnh hưởng đến phần cuối của ruột non (đoạn cuối ruột hồi).
Tuy nhiên, bệnh này không hề giới hạn ở các khu vực này và có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào của bộ máy tiêu hóa. Bệnh Crohn gây viêm và ăn sâu hơn vào các lớp của thành ruột, sâu hơn nhiều so với viêm ruột kết gây loét. Nó thường ảnh hưởng tới toàn bộ thành ruột.
Các nhà nghiên cứu y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây viêm ruột. Họ cho rằng các yếu tố có thể gây bệnh gồm có môi trường, chế độ ăn uống và có thể có cả yếu tố di truyền.
Nhiều bằng chứng y học cũng cho thấy thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn. Tại Mỹ, có trên 1 triệu người mắc bệnh viêm ruột, thường ở những người từ 15-30, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng lên cả trẻ em và người lớn.
▪ Chiêu phân biệt sầu riêng chín bằng hóa chất ít ai biết (14/07/2016)
▪ Thực phẩm giúp giảm lo âu (14/07/2016)
▪ Sex toy dễ gây nhiễm HPV (14/07/2016)
▪ Top 10 mỹ phẩm dưỡng da luôn ‘cháy hàng’ tại Hàn Quốc (14/07/2016)
▪ 6 cách phối đồ đơn giản, sành điệu (13/07/2016)
▪ Những nỗi sợ của phái mạnh về tình dục (12/07/2016)
▪ Uống nước kiểu này là bạn đang tự giết mình (13/07/2016)
▪ 10 nhan sắc nổi bật tại chung khảo phía Bắc Hoa hậu Việt Nam (13/07/2016)
▪ Hạt điều có ích cho sức khỏe hơn bạn tưởng (13/07/2016)
▪ 4 đường lây truyền bệnh giang mai cần tránh (13/07/2016)