![]() Hiện nay, có không ít bạn gái khi mang thai thường băn khoăn không biết có nên tiếp tục làm việc không hoặc làm việc đến thời điểm nào thì nên nghỉ. Tuy nhiên, đa số các bạn vẫn có thể thực hiện tốt thiên chức của người phụ nữ mà không ảnh hưởng đến công việc của mình nếu các bạn biết cách chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ. |
Khi mang thai, bạn vẫn có thể tiếp tục đi làm cho đến ngày sinh nở. Nếu không có những triệu chứng thai kỳ quá khó chiu, bạn có thể làm tốt công việc một cách bình thường nhưng nhớ phải chú ý đến sức khoẻ của mình thật kỹ, đặc biệt bạn cần đi khám thai theo đúng chỉ định của bác sỹ. Thời gian đầu khi mới có thai, do những thay đổi về hoc môn trong cơ thể sẽ khiến bạn cảm thấy đau tức ë ngực, buồn nôn, mệt mỏi, đi tiểu nhiều và đôi khi bạn có thể mắc phải chứng trầm cảm nhẹ. Điều bạn cần làm lúc này không phải là dồn hết tâm huyết vào công việc cho đến khi đuối sức, mà phải tạo cho mình khoảng thời gian nghỉ xả hơi. Một vài động tác thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa, vài phút đi bộ vào buổi chiều sau khi tan sở ... đều có ích cho sức khoẻ của bạn và thai nhi trong bụng. Bạn nên ăn sáng đầy đủ với ngũ cốc, bánh mỳ, trái cây, sữa .. Nếu có thể bạn sẽ ăn thêm một chút hoặc uống thêm ly sữa vào giữa giờ. Đặc biệt để bảo vệ an toàn cho thai nhi trong bụng, bạn cần tuyệt đối tránh xa những nơi có thuốc lá. Khi sang tháng thứ 3, những cảm giác mệt mỏi, thiếu sinh lực sẽ biến mất dần dần, thay vào đó là những rối loạn về tiêu hoá (ợ chua) và hô hấp (phổi bị nén ép vì tử cung ngày càng chiếm nhiều chỗ hơn), bụng ngày càng to ra khiến bạn di chuyển khó khăn, chậm chạp hơn, bạn cần mặc quần áo rộng, thoải mái, mang dép lê hay giày đế bằng với cỡ lớn hơn bình thường nhằm giúp máu tuần hoàn đều đặn. Nếu bạn làm việc trong văn phòng thì đừng ngồi mãi một chỗ từ sáng đến trưa, cứ khoảng một giờ bạn đứng lên và đi loanh quanh vài ba phút cho thoải mái. Thai còn ít tháng chưa đến nỗi làm cho bạn nặng nề lắm, vì vậy, bạn có thể tranh thủ hoạt động nhẹ nhàng bằng cách bơi hay đi bộ 10 -15 phút vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Nên từ bỏ thói quen sử dụng chất béo: lạc rang, khoai chiên, xúc xích ... Đến tháng thứ bảy, trọng lượng của bạn sẽ tăng nhanh. Tim phải làm việc nhiều hơn và khối lượng máu gia tăng. Đây là lúc bạn cảm thấy thực sự khó khăn khi di chuyển. Nếu nghề nghiệp của bạn nặng nhọc hoặc đòi hỏi di chuyển thường xuyên, bạn nên xin ý kiến cụ thể của bác sỹ để yêu cầu có sự thay đổi hợp lý. Bên cạnh đó, bạn vẫn nên duy trì hoạt động thể thao nhẹ nhàng như đi bộ hay một môn thể thao nào bạn cảm thấy vừa sức và có lợi cho việc sinh nở sắp tới của bạn. Một điều cuối cùng bạn cần nhớ là đừng để cho mình bị stress, nhất là khi nghĩ đến sự vắng mặt của mình trong một khoảng thời gian dài ở công ty trong tương lai rồi cố gắng ôm đồm thật nhiều công việc về mình, như là một cách “bù” vào khoảng đó. Nó không phải là điều có lợi cho sức khoẻ của một bà mẹ tương lai. Bạn cần tránh điều đó nhé! Ngọc Trang
|
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Mẹo nhỏ với bia (03/11/2004)
▪ Siêu chuột có khả năng kháng lại bệnh ung thư (03/11/2004)
▪ Một khám phá có thể giúp chữa chứng béo phì (03/11/2004)
▪ Cà phê, thuốc lá: chỉ được chọn một (03/11/2004)
▪ Tamoxifen không làm tăng nguy cơ đột quỵ (03/11/2004)
▪ Nạo phá thai có hại gì? (03/11/2004)
▪ Cây củ khỉ (03/11/2004)