![]() |
Tiến sĩ Klaus Stohr. |
Tổ chức Y tế Thế giới dự đoán một đại dịch cúm gia cầm mới sẽ bùng phát tại tất cả các nước và cướp đi sinh mạng hàng triệu người, trong bối cảnh toàn thế giới chỉ có đủ vacxin phòng cúm kéo dài đến tháng 3/2005.
Dịch cúm gia cầm tại Thái Lan và Việt Nam năm nay rất có thể sẽ là nguyên nhân của một đại dịch không tránh khỏi. Tuy nhiên, hiện chưa rõ thảm hoạ này sẽ xảy ra "vào tuần tới hay năm sau" theo lời của tiến sĩ Klaus Stohr, Giám đốc chương trình Cúm toàn cầu của WHO.
Stohr dự đoán khoảng 25-30% dân số thế giới sẽ bị virus H5N1 tấn công. Ông cho biết hiện tại 2 công ty của Mỹ đang sản xuất thử nghiệm loại vacxin phòng cúm song sẽ không thể có đủ thuốc cho đến tận tháng 3 năm sau. Như vậy, trong mùa đông năm nay và mùa xuân năm tới, toàn nhân loại sẽ phải đối mặt với một đại dịch tiềm ẩn.
"Cứ 100 năm lại xảy ra từ 3 đến 4 đại dịch và chẳng có lý do gì để tin rằng chúng ta có thể tránh được quy luật đó. Đại dịch chắc chắn sẽ bùng phát, nhưng chúng ta không thể biết được khi nào điều tồi tệ đó xảy ra", ông nhận định.
Chủng virus H5N1 chắc chắn sẽ là thủ phạm gây ra đại dịch tiềm năng. Tuy nhiên, từ tháng 4 năm nay, các nhà khoa học chưa thấy dấu hiệu cho thấy chủng virus này đã biến đổi gene thành một chủng có khả năng lây từ người sang người. Như vậy có nghĩa là một chương trình tiêm phòng vacxin diện rộng có thể ngăn chặn bệnh hiệu quả.
Ít nhất 20 triệu người đã chết trong đại dịch cúm 1918-1919. Các chuyên gia cho rằng con số thật có thể lên tới 50 triệu. Đây là con số tử vong vì bệnh tật cao nhất trong thế kỷ trước. Lúc đầu, dịch chỉ tấn công khoảng 1 tỷ người, sau đó là một nửa dân số thế giới. Thủ phạm là một loại virus cúm gà đã biến đổi gene.
WHO khuyến cáo các nước nên tận dụng thời gian để chuẩn bị bệnh viện và công tác tuyên truyền. Tiến sĩ Bjorn Melgaard trực thuộc văn phòng Đông Nam Á của WHO nhận định trước đây, người ta nghĩ rằng cúm gà chỉ là một mối đe doạ nhất thời, nhưng nay tình hình đã cho thấy nó là một vấn đề lâu dài. "Virus cúm gà đã chứng tỏ cho chúng ta thấy nó có thể duy trì cuộc sống trong các đàn chim một cách liên tục. Chúng ta có thể giết bỏ gia cầm nuôi trong nhà, nhưng khó có thể kiểm soát được các đàn chim", ông nói.
Việt Linh (theo AFP)
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Điều trị hôi miệng bằng kỹ thuật laser (25/11/2004)
▪ Năm 2007 sẽ có vaccine chống cúm gia cầm cho người? (25/11/2004)
▪ Phát hiện virus mới gây viêm não ở trẻ em (26/11/2004)
▪ Làm đẹp “giá bèo”... kéo nhau vào bệnh viện (25/11/2004)
▪ Sản phụ có ăn được rau cải? (25/11/2004)
▪ Nhược cơ (25/11/2004)
▪ BV Việt Đức mổ não úng thủy bằng nội soi (25/11/2004)