Tỷ suất sinh của Việt Nam đã tăng từ 2,12 (năm 2003) lên 2,23, nghĩa là mỗi phụ nữ sinh hơn 2 con. Số con mong muốn trung bình của một phụ nữ còn cao hơn: 2,4. Vì vậy, các chuyên gia lo ngại sẽ phải mất nhiều thời gian để đạt mức sinh thay thế (2,1).
Theo cuộc điều tra biến động dân số mà Tổng cục Thống kê vừa công bố, so với năm 2003, mức phát triển dân số tại thời điểm 1/4/2004 tăng đáng kể, tỷ suất tăng thô từ 1,75% lên 1,87%.
Nguyên nhân gây tăng dân số là tỷ lệ kết hôn tăng trong số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, trong khi tỷ lệ áp dụng các phương tiện tránh thai lại giảm. Điều khiến các chuyên gia dân số lo ngại là người dân vẫn muốn sinh nhiều con. Số con mà một phụ nữ muốn có (tính trung bình) vượt khá xa so với tỷ suất sinh thay thế. Và đây là một trong những trở ngại lớn nhất đối với công tác dân số.
Cũng theo điều tra trên, Việt Nam đã thu được thành công đáng kể trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu, bằng chứng là tỷ lệ tử vong sơ sinh liên tục giảm và hiện chỉ bằng một nửa so với mức trung bình của khu vực Đông Nam Á. Tỷ suất chết thô thấp hơn mức bình quân của các nước trong khu vực. Dân số Việt Nam bắt đầu có xu hướng lão hóa với tỷ trọng người trẻ giảm và tỷ trọng người già (trên 60 tuổi) tăng.
Thanh Nhàn
▪ Em có bị bệnh thận không ? (09/03/2005)
▪ Máu đông - kẻ giết người nguy hiểm nhất (09/03/2005)
▪ Aspirin giảm đau tim ở nam và bệnh sơ vữa động mạch ở nữ (09/03/2005)
▪ Xem phim hài tốt cho tim (09/03/2005)
▪ Hội chứng Guillian - Barre ở trẻ em (09/03/2005)
▪ Xuất hiện bệnh tiểu đường type 3 (09/03/2005)
▪ Rau khúc chữa bệnh (08/03/2005)
▪ Chu kỳ kinh không đều, có thai được không? (08/03/2005)
▪ Dầu thực vật có ích lợi gì? (08/03/2005)
▪ Bài thuốc 'cải lão hoàn đồng của Tây Tạng' (08/03/2005)