Cây lan tai cáo. |
Các bác sĩ của Sở Y tế Lai Châu và Đại học Y Thái Nguyên từng chứng kiến một lang y người Thái ở phường Mường Thanh, Điện Biên, dùng lá lan tai cáo đắp chữa cho một nạn nhân đứt rời ngón tay mà không cần khâu nối. Ngón tay sau đó liền rất tốt.
Lan tai cáo còn có tên là dây lưỡi lợn, tên khoa học Hoya parasitica (Rox) Wall ex Traill, họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Đó là một cây leo nhỏ có thể sống trên mặt đất, thường sống trong hốc cây; gốc có nhiều rễ như mạng nhện. Dây non màu nâu hồng, có rễ khí sinh dài 5-20 mm. Dây và cuống lá có lông mịn thưa. Cuống lá dài 10-20 mm, trông như tai cáo hoặc lưỡi lợn (nên có tên là dây lưỡi lợn hoặc lan tai cáo).
Hoa mọc từ nách lá hoặc cành không lá. Hoa tụ chùm xim nhiều ngả, có 15-22 hoa xòe ra như ô treo ngược. Tràng hoa dày, cánh liền, 5 cánh vòng ngoài màu trắng hồng, có lông mịn óng ánh như nhung. 5 cánh vòng trong có màu nâu hồng. Các hoa trong chùm nở đều một thời gian, rất đẹp, tỏa hương thơm vào ban đêm. Thời gian hoa khoe sắc là 7-10 ngày (mỗi chùm hoa).
Thường thấy lan tai cáo trong rừng cây to hoặc trên hốc cây cổ thụ ở thành phố Hà Nội. Vì hoa đẹp và thơm nên người ta nhân giống bán để làm cây cảnh.
Bộ phận dùng làm thuốc, theo kinh nghiệm của người Mường, người Thái là lá tươi, thường hái lá già và bánh tẻ.
Chưa có tài liệu nghiên cứu về lan tai cáo. Bằng cảm quan, có thể thấy nhựa từ cuống hoa có màu trắng trong, hơi nhớt, vị hơi đắng, sau ngọt. Sau khi ngắt hoa 1 phút, nhựa chảy đọng thành giọt). Phiến lá bánh tẻ nếm có vị hơi chua, lá già vị chua ít hơn. Sau khi nếm lá, mặc dù đã súc miệng và rửa môi kỹ nhiều lần, môi vẫn còn cảm giác nóng.
Người Thái, Mường dùng lá tươi giã nát, đắp lên các vết thương như gãy xương hoặc đứt ngón chân, ngón tay, không cần khâu nối, không cần thuốc sát trùng. Kinh nghiệm này đã được các bác sĩ của Sở Y tế Lai Châu (cũ) và trường Đại học Y Thái Nguyên chứng kiến cuối năm 1999: một lang y người Thái ở phường Mường Thanh - Điện Biên chữa cho một nạn nhân đứt rời ngón tay. Theo giáo sư Vũ Văn Chuyên, người dân Campuchiacũng dùng lá này đắp rịt các vết đứt trên cơ thể, giúp mau liền da và ít để sẹo.
Cách trồng lan tai cáo: Cắt đoạn dây già có lá xanh dài khoảng 30-40 cm, đặt vào giá đỡ (gáo dừa hoặc chậu có móc treo, có lỗ thoát nước). Cho hỗn hợp đất trộn với bã chè khô hoặc vỏ dừa khô, tưới cho ẩm rồi nén chặt. Hằng ngày tưới nước cho đủ ẩm, treo chỗ ít nắng. Khi cành phát triển dài thõng xuống, cần khoanh vào giá đỡ để tạo dáng đẹp cho cây.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Giường bừa bộn có lợi cho sức khoẻ (20/01/2005)
▪ Lây cúm gia cầm cho người: Nguy cơ rất lớn! (20/01/2005)
▪ Vitamin C làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn cho thai nhi (20/01/2005)
▪ Sau khi nặn mụn, nên dùng mỹ phẩm nào? (20/01/2005)
▪ Một số thuốc có thể gây tổn thương thực quản (20/01/2005)
▪ Trà hoa cúc có thể ngừa bệnh nhức mỏi cơ và cảm lạnh (19/01/2005)
▪ Phải ăn thịt, trứng... chín và rõ nguồn gốc (20/01/2005)