"Tôi thấy một số người dùng vỏ quả măng cụt phơi khô rồi nấu nước uống để chữa bệnh lỵ. Xin bác sĩ cho biết việc điều trị như vậy có đúng không? Nếu đúng thì cách chế thuốc và liều dùng ra sao?".
Trả lời:
Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana L. (Mangostana garcinia Gaertn.). Quả hình cầu, to bằng quả cam trung bình, vỏ ngoài màu đỏ sẫm, dày cứng, phía dưới có lá đài, phía đỉnh có đầu nhụy. Trong quả trung bình có 6 hạt, quanh hạt có áo hạt ăn được.
Tại nhiều nước như Malaysia, Campuchia, Philippines, người ta dùng nước sắc vỏ măng cụt để làm thuốc chữa đau bụng đi tiêu lỏng, chữa lỵ, có khi còn dùng chữa bệnh hoàng đản (vàng da). Cách dùng như sau: Cho chừng 10 vỏ quả măng cụt vào một nồi đất hay nồi đồng (tránh dùng nồi sắt hay nồi tôn), thêm nước cho ngập rồi đun sôi kỹ trong 15 phút. Ngày uống 3-4 chén to nước này.
Có thể dùng theo đơn sau đây: Vỏ quả măng cụt khô 60 g, hạt mùi 5 g, hạt thìa là 5 g, nước 1.200 ml. Đun sôi, sắc kỹ cho cạn còn chừng một nửa (600 ml). Mỗi lần uống 120 ml. Uống mỗi ngày 2 lần.
GS Đỗ Tất Lợi, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Ăn đêm gây khó ngủ và béo phì: Vì sao? (22/04/2005)
▪ Hãi hùng... làm đẹp! (23/04/2005)
▪ “Thân sậy” giảng đường (23/04/2005)
▪ Trị bệnh cho trẻ bằng xoa bóp (23/04/2005)
▪ Khắc phục môi khô (23/04/2005)
▪ Đoán bệnh trẻ qua giấc ngủ (23/04/2005)
▪ Sốt xuất huyết Ebola - bệnh dịch nguy hiểm (23/04/2005)
▪ Bé khỏe hơn nhờ đi nhà trẻ (23/04/2005)
▪ Thời tiết chuyển mùa bất lợi cho người có bệnh mạn tính (23/04/2005)
▪ Tế bào gốc chưa chắc đã an toàn (23/04/2005)